Categories: Sức khoẻ

Chơi cùng con – Hãy cùng con khám phá thế giới

Bởi, điều đó không chỉ tạo thêm những giây phút vui vẻ, gắn bó tình cảm với con cái mà còn góp phần bồi dưỡng trí tuệ, thể lực cho con.

Bạn có biết: Chơi là một cách để trẻ học về bản thân và khám phá thế giới xung quanh, hình thành mối liên hệ giữa các giác quan, nâng cao khả năng quan sát và lý giải?

Từ 0 -1 tuổi

Lúc này, trẻ sẽ dùng mọi giác quan, nhìn, ngửi, nếm, cảm nhận và nghe ngóng để khám phá thế giới quanh mình. Các bậc phụ huynh nên cố gắng tạo điều kiện để có thể tận dụng tối đa các giác quan của trẻ trong các trò chơi.

Trong tuần đầu tiên, bạn có thể chơi với bé bằng cách đưa qua đưa lại trước mắt bé (ở khoảng cách gần) một tờ giấy màu đỏ/trắng/đen, hoặc có thể chỉ bằng một ngón tay của bạn.

Việc làm này sẽ giúp bé rèn luyện thị lực, đồng thời kích thích não bé phát triển. Trong việc trò chuyện với con, dù có thể bé không hiểu, nhưng việc nói chuyện nhiều với bé không chỉ kích thích trí óc non nớt của bé, mà còn giúp trẻ tích luỹ vốn từ.

Trong tuổi thôi nôi, các bé cũng rất cần những trò chơi vận động để phát triển thể lực. Bố mẹ có thể giúp bé bằng việc massage cho bé hàng ngày, giúp bé tập lẫy, tập ngồi, và khuyến khích những bước đi chập chững đầu tiên của bé.

Ảnh minh họa

Từ 1-3 tuổi

Ở tuổi này, các bé rất tò mò về những thứ xung quanh và cải thiện những kỹ năng tự vận động của mình. Đối với lứa tuổi này, chúng muốn khám phá tất cả thế giới. Mọi thứ xung quanh trở đều trở nên vô cùng hấp dẫn đối với trẻ.

Con bạn sẽ thích thú những thứ chuyển động như đổ nước qua kẽ tay, trộn lẫn các thứ vào nhau, xé giấy… Trẻ sẽ tự trải nghiệm và phân biệt được to nhỏ, vuông tròn.

Đây là sự khởi đầu quan trọng cho cách trẻ tư duy sau này. Đây cũng là giai đoạn thích hợp để bố mẹ cho trẻ chơi những loại đồ chơi bắt đầu cần đến sự “tính toán” như hộp thả hình, đồ chơi xếp hình khối.

Những câu truyện cổ tích, bắt đầu phát huy giá trị rõ ràng trong tư duy của trẻ chuẩn bị lên 3. Bố mẹ cũng cần tiếp tục trò chuyện với con bằng những câu nói nhiều tính từ, nhiều từ miêu tả, biểu cảm.

Để phát triển thể lực cho trẻ, bạn nên tạo cơ hội cho trẻ nhảy nhót, leo trèo, đuổi theo những quả bóng… Vì vậy, bố mẹ cần sắp xếp thời gian hợp lý để có những khoảng thời gian giao hòa với thiên nhiên cùng con.

Từ 3-5 tuổi

Những trò chơi bắt chước thực sự rất thú vị với các bé ở độ tuổi này. Bé thích mô phỏng lại những gì bé nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày. Hãy hưởng ứng con trong những trò chơi tập làm ca sĩ, làm cô giáo, làm bác sĩ.

Các bà mẹ cũng có thể cho các cô con gái của mình tham gia trò chơi trong gian bếp vào thời gian chuẩn bị bữa cơm. Các bé trai có thể bắt chước bố trong việc sửa xe, sơn sửa nhà cửa…

Ở lứa tuổi này, trẻ tích luỹ kiến thức, khám phá cuộc sống quanh mình phần lớn là qua các câu hỏi. Bố mẹ cần chuẩn bị tinh thần để chơi với bé trong những trò chơi hỏi/ đáp mà nhiều khi phần thua cuộc thuộc về các bậc phụ huynh.

Bảo Sơn

adminyhoc

Recent Posts

Ung thư xương và những dấu hiệu nhận biết

Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…

7 hours ago

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp và những hệ lụy

Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…

2 days ago

Thoát vị đĩa đệm nỗi khổ không chỉ của riêng ai

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến của cột sống, là nỗi…

4 days ago

Bật mí 8 thực phẩm hỗ trợ da trẻ đẹp, rạng rỡ

Để sở hữu làn da đẹp rạng rỡ, chế độ ăn uống đóng vai trò…

6 days ago

Gai cột sống nguyên nhân và cách phòng ngừa

Gai cột sống là căn bệnh tiến triển âm thầm không rõ các triệu chứng…

6 days ago

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh gout gia tăng do đâu

Bệnh gout còn gọi là thống phong thường được người dân ví von là bệnh…

1 week ago