Năm 2006, anh được giới thiệu vào Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM và từ đây, cuộc đời anh bước sang một trang mới…
Anh Nguyễn Văn Út sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng đến năm lên 3, sau một cơn sốt, 2 chân anh teo dần và bị bại liệt. Sống với cha mẹ đến năm 12 tuổi, Út cảm thấy mình cần phải làm để không phải sống nhờ vả vào một ai. Ban ngày anh đi bán vé số và làm trong lò bánh tráng, ban đêm anh đi học văn hóa cho đến hết lớp 6.
Anh Út cặm cụi chế tác tranh ghép gỗ trong xưởng.
Trời không tuyệt đường người, năm 2006, anh Út được Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Kiên Giang giới thiệu vào trung tâm dạy nghề. Bước chân vào đây anh hết sức ngỡ ngàng vì chưa biết phải chọn nghề gì để học. Anh được gợi ý học tranh ghép gỗ. Với quyết tâm xây dựng cuộc đời mới, anh Út miệt mài ngày đêm với những miếng ván, miếng gỗ con con và bằng ý tưởng sáng tạo của mình cho ra những tác phẩm được thầy cô, bạn bè hài lòng.
Sau 3 năm cặm cụi bên những mảnh gỗ thô mộc, Út trở thành nghệ nhân ghép gỗ tay nghề cao, được trung tâm giữ lại làm cộng tác viên. Cũng trong thời gian học và làm việc tại trung tâm, Út gặp gỡ và đem lòng yêu thương cô gái tật nguyền giống mình là chị Phạm Thị Thủy (quê ở Lâm Đồng, đang học lớp kế toán). Hai người yêu nhau được hai năm thì quyết định “góp gạo thổi cơm chung”. Lúc đầu bị gia đình chị Thủy ngăn cản vì cả 2 đều là người khuyết tật. Thế nhưng đứng trước quyết tâm của đôi bạn trẻ, gia đình hai bên phải gật đầu.
Không chỉ cố gắng vượt lên chính mình mà anh còn giúp đỡ cho nhiều học viên tật nguyền giống như mình.
Cuộc sống vợ chồng khó khăn nhưng vô cùng hạnh phúc. Anh chị quyết định mở một cơ sở tranh ghép gỗ ở gần trung tâm. Hàng ngày họ cùng nhau làm tranh. Anh vẫn đến trung tâm làm nhiệm vụ cộng tác viên hỗ trợ giáo viên chỉ vẽ thêm cho các bạn. Cơ sở nhỏ lẻ dần dần đi vào qũy đạo, vợ chồng anh Út hiện có hai mối tiêu thụ tranh ghép gỗ do gia đình anh sản xuất là khu du lịch Đầm Sen và Suối Tiên. Chủ yếu hai vợ chồng tự làm hết tất cả các khâu, chủ nhật và ngày lễ đôi vợ chồng có thêm các bạn trong trung tâm ra chung tay sản xuất.
Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM qua 11 năm hoạt động đến nay đã đào tạo 12 ngành nghề phù hợp với dạng tật và trình độ văn hóa của học viên
Được biết, Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM qua 11 năm hoạt động đến nay đã đào tạo 12 ngành nghề phù hợp với dạng tật và trình độ văn hóa của học viên. Học tại đây, các học viên đều được nuôi ăn ở và chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
Bà Hỏi chia sẻ về việc Trung tâm đang xin cấp đất để có điều kiện mở thêm cơ sở giúp học viên ổn định cuộc sống.
Nhà giáo ưu tú Đinh Thị Hỏi cho biết, từ năm 2006 đến 2016, trung tâm đã đào tạo được 208 khóa học với 2.719 lượt học viên. Số học viên tốt nghiệp đạt được là 2.195 được giải quyết việc làm ổn định 75,4%. “Các học viên sau khi học xong đều ổn định cuộc sống. Nhiều em đã có được gia đình riêng rất hạnh phúc. Hiện nay do nhiều lý do, còn lại khoảng 24.6% học viên chưa có việc làm. Chúng tôi có dự tính sẽ mở một cơ sở sản xuất thu nhận tất cả số học viên này vào làm việc. Chúng tôi đang xin UBND TP.HCM cấp thêm đất, bên cạnh đó cũng rất cần đến sự quan tâm của các nhà hảo tâm để có điều kiện mở cơ sở giúp các em ổn định cuộc sống“. Bà Hỏi chia sẻ thêm.
Video: Cô Hát Quá Cảm Xúc
Theo thethaovanhoa
Nguồn: ĐKN
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…