Categories: Nuôi dạy trẻ

Chấm dứt thói vòi vĩnh của con chỉ với 100 nghìn đồng

Tôi đưa con tờ 100 nghìn, và nói “Mọi khoản tiêu vặt của con sẽ nằm ở trong số tiền này, và mẹ sẽ không cho thêm nữa”.

Con gái tôi học lớp 4. Gia đình không khá giả nhưng bố mẹ cũng cố gắng chiều con trong phạm vi có thể, vì cháu là con một. Con tôi hiểu chuyện, biết cái gì là chừng mực nên không dám đòi hỏi những thứ đắt tiền. Tuy vậy, những lúc hứng lên cháu cũng khiến bố mẹ phát bực khi mè nheo cả tiếng đồng hồ đòi mua một món gì đó, khi là một cuốn truyện tranh không hợp tuổi, lúc khác lại đòi ăn kem vào giờ gần đi ngủ… Những lúc đó tôi luôn cố gắng giải thích về lý do tại sao không thể mua, về việc ăn uống không khoa học, về việc tiết kiệm…, và đề nghị cháu cân nhắc lại, nhưng ít khi hiệu quả. Có lúc bực quá tôi đã quát con.

Càng gần đây, cháu càng hay đòi hỏi hơn, lần nào cũng là “các bạn con cũng có, sao con lại không”. Cách đây một tháng, tôi vô tình đọc được bài viết Cách dạy con dùng tiền của ông chủ 2 nhà hàng ở Hà Nội, tôi quyết định thử áp dụng cho con mình.

Hôm đó, con nằn nì đòi mua kẹo bông sau khi đã ăn tối no căng bụng. Tôi bảo, “Nếu bây giờ mẹ cho con 100 nghìn, là toàn bộ tiền tiêu vặt của con từ giờ đến cuối năm nay, con có dùng hết số tiền này mua kẹo bông luôn không?”. Con đồng ý ngay tắp lự: “Con sẽ mua hết luôn”.

Tôi rút tờ 100 nghìn, đưa cho con và nói “Đây, từ bây giờ nó là của con. Mọi khoản tiêu vặt của con sẽ nằm ở trong số tiền này, và mẹ sẽ không cho thêm nữa. Con hãy tự tính toán dùng cho hợp lý. Nếu con thích gì, hãy đi ngay mua đi. Nếu hết, con sẽ không còn gì nữa”.

Đột nhiên con tần ngần hỏi “Mẹ, nếu bây giờ mua, thì sau này làm sao?”. Rồi con tự ngồi lẩm nhẩm tính toán “100 nghìn mua được 10 gói bim bim, hoặc 7 cuốn truyện tranh. Mua hết rồi lấy gì mà mua nữa”.

Sau 15 phút ngồi tính, con tuyên bố không mua kẹo nữa, mà đổi ra thành 10 tờ 10 nghìn. “Mỗi tháng con chỉ tiêu một tờ thôi. Con sẽ để dành đến cuối năm học”. Cả buổi tối đó, con lo đi đổi tiền, rồi cất vào ví, ghi cụ thể từng món sẽ mua. Thậm chí con còn dự tính sẽ bỏ một tờ 10 nghìn để dành vào quỹ từ thiện của nhà trường.

Từ hôm đó đến nay, con không hề đòi hỏi mua thêm bất cứ thứ gì nữa. Mỗi khi muốn mua thứ gì đó, con đều đến bên mẹ thỏ thẻ, “Con phải để dành mẹ ạ, để mua vào những dịp đặc biệt thôi”. Bài học này thật hiệu quả đối với mẹ con tôi.

Anh Thư

Chia sẻ những kinh nghiệm chăm con hoặc bài học từ sai lầm khi chăm con của bạn tại đây hoặc về giadinh@vnexpress.net.

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago