Câu chuyện về cô bé Cà Mau đầy nghị lực có lẽ là số phát sóng lấy đi nhiều nước mắt nhất của tất cả khán giả theo dõi chương trình “Điều ước thứ 7”.
“Con thà nhịn đói chứ không nghỉ học”, Phạm Ngọc Thư (16 tuổi, sống tại Đầm Dơi, Cà Mau) quả quyết như vậy khi nói về việc học dù cuộc sống của cô bạn quá khó khăn. Và đã có không ít ngày cô bạn 16 tuổi phải sống với mười mấy ngàn đồng trong túi, mò cua bắt ốc ăn thay cơm hay thậm chí là để bụng đói đến trường.
Thư chăm mẹ bị bệnh tâm thần
Những đoạn phim phóng sự đầy cảm động về cuộc sống của Thư – cô bạn Cà Mau hiếu thảo, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh Khá, đã khiến người xem rơi nước mắt trong chương trình “Điều ước thứ 7” phát sóng ngày 25/2 trên kênh VTV3.
Video:
Giữa cuộc sống đang thay đổi từng ngày, cái nghèo chạm đáy của một con người cùng những thiệt thòi vượt quá sức chịu đựng ở lứa tuổi 16 khiến người xem thấy Thư hệt như những nhân vật chính có tấm lòng lương thiện nhưng chịu bao bất công của số phận trong những câu chuyện cổ tích ngày xưa.
Cha bỏ đi khi Thư vẫn còn nằm trong nôi đỏ hỏn. Mẹ cô bạn bị bệnh tâm thần. Căn bệnh khiến người mẹ lúc mê lúc tỉnh, không nhận ra, cũng không thể gọi tên đứa con gái mình đứt ruột sinh ra.
Mười mấy năm nay, Thư sống cùng ngoại và hàng ngày chăm mẹ trong chiếc lán nhỏ ven sông. Sáng tới trường, chiều chèo đò bắt cá, nhặt ốc cùng ngoại.
Cô bé hy vọng một ngày nào đó được nghe mẹ gọi hai tiếng “Con ơi!”.
“Tuổi trăng đôi tám mỹ miều/ Mà em nào ước mơ nhiều / Khi biết nhà vách lá cột xiêu/ Em vẫn đêm đêm gánh nước ngõ lầy/ Bao nhiêu nhọc nhằn chai hằn trên vai….”, giọng ca mộc mạc, chưa thật hay nhưng đong đầy cảm xúc Thư cất lên giữa dòng sông, hệt như đang thay cô kể chuyện cuộc đời mình.
Cuộc sống của Thư cùng người mẹ tâm thần vẫn trôi qua từng ngày. Nếu được lựa chọn lại, Thư vẫn sẽ chọn là con của mẹ. Khán khả thầm mong về sự xuất hiện của một “ông bụt”, “bà tiên” nào đó từ “Điều ước thứ 7” để cuộc sống của Thư bớt khổ, giúp cô bạn an tâm đến trường.
“Điều ước thứ 7” quyết định mang đến cho Thư một điều ước bất ngờ – món quà dành cho những nghị lực sống và tấm lòng nhân hậu của nữ sinh 16 tuổi có số phận bất hạnh. Đồng thời, ê kíp chương trình nhắn gửi đến Thư: “Hãy tin rằng ánh sáng hy vọng vẫn xuất hiện ở cuối đường hầm, nếu ta không từ bỏ hy vọng!”.
Video:
Chương trình đã tổ chức một sự kiện mang format “Tìm kiếm tài năng âm nhạc”. Ban giám khảo cuộc thi này là những ca sĩ nổi tiếng như Phi Nhung, Thành Luân, Hoài Lâm. Thư là một trong những thí sính của sự kiện này. Cô bạn mang đến chương trình ca khúc “Áo mới Cà Mau”. Đây là một bài hát mà Thư rất yêu thích.
Đứng trên sân khấu cuộc thi, Thư vẫn ngỡ như mình đang mơ – một giấc mơ lấp lánh diệu kỳ trong hàng ngàn giấc mơ đẹp mà cô đã có suốt những năm tháng sống cùng mẹ và ngoại dưới túp lều tranh.
Cô bạn khoác lên mình bộ váy thật đẹp, được cầm mic đứng giữa sân khấu hát cho mẹ, cho bà ngoại và cho ba (ở một phương trời nào đó) nghe. “Điều ước thứ 7” của cô bạn là mong muốn được tiếp tục đến trường, mong có tiền đỡ đần cho bà và mua thuốc cho mẹ.
Phi Nhung tiết lộ đời tư bất hạnh trên sóng truyền hình
Trong khoảnh khắc xúc động vì những mong ước bé nhỏ và câu chuyện chạm tới mọi trái tim của Thư, ca sĩ Phi Nhung đã rời ghế BGK để lên sân khấu và ôm chầm lấy cô bé.
Quá đồng cảm với nữ sinh Cà Mau, ca sĩ Phi Nhung lần đầu tiết lộ những bất hạnh trong đời sống cá nhân trên truyền hình.
Cô nói trong nước mắt: “Mẹ còn sống mà mẹ không nhận ra mình đó là điều đau lòng. Còn Nhung thì không cha. Từ nhỏ má sinh ra thì không được ở với má, chỉ ở với bà ngoại thôi. Đi học nghe các bạn kêu má với ba mình đứng một góc mà mình khóc. Mình bị các bạn ăn hiếp rất là nhiều nhưng không biết nói với ai. Lúc đó cô Nhung luôn tự nói với chính mình: ước gì ông trời cho con gọi một tiếng ba, tiếng má trong lòng của con”.
Nữ ca sĩ hứa sẽ xây nhà, đóng tiền học phí cho Thư
Nữ ca sĩ hứa với Thư: “Cũng cứng rắn cô Nhung mới được như ngày hôm nay. Thấy hoàn cảnh của con như vậy cô Nhung hứa sẽ xây cho con một cái nhà bằng khả năng của cô. Cô cũng sẽ phụ tiền với ban tổ chức nuôi con đi học, nếu con học giỏi”.
Chương trình “Điều ước thứ 7” khép lại bằng nụ cười và giọt nước mắt hạnh phúc của những người trong cuộc và cả những người xem. Một cái kết thật có hậu và một con đường tươi sáng đang mở ra trước mắt Thư – nữ sinh Cà Mau hiếu thảo, chăm học.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: ĐKN
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…