Categories: Sức khoẻ

Cảnh báo tác hại khi ăn khoai tây xanh

Khoai tây khi chuyển sang màu xanh sẽ hình thành độc chất thần kinh solanine rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu ăn nhiều.

Khoai tây xanh thường chứa hàm lượng cao solanine, một loại chất độc có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa và/hoặc thần kinh sau:

• Buồn nôn

• Nôn mửa

• Đau quặn bụng

• Cảm giác nóng trong cổ họng

• Nhức đầu

• Chóng mặt

• Ảo giác

Trong khoai tây xanh có độc chất thần kinh gây chết người (Ảnh: Internet)

Nếu ăn với số lượng lớn (3-6 mg trên 1kg trọng lượng cơ thể), solanine thậm chí có thể gây tử vong.

Các triệu chứng ngộ độc solanine thường xuất hiện trong khoảng 6 đến 12 giờ sau khi ăn, nhưng cũng có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi ăn với lượng solanine cao.

Khoai tây sản sinh lượng nhỏ solanine một cách tự nhiên như một cơ chế bảo vệ chống lại côn trùng. Khi tiếp xúc lâu dưới nhiệt độ ấm và ánh sáng, có thể tăng hàm lượng solanine trong khoai tây.

Việc khoai tây tiếp xúc với ánh sáng có thể làm khoai tây có màu xanh do sự tổng hợp chất diệp lục.

Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là chất diệp lục. Khoai tây sản sinh solanine và chất diệp lục cùng một lúc.

Do đó, hàm lượng chất diệp lục nhiều đồng nghĩa với việc lượng solanine cao. Tuy nhiên, bản thân chất diệp lục lại không có hại cho sức khỏe con người.

Alexander Pavlista, giáo sư về khoa học nông nghiệp và rau quả tại Đại học Nebraska (Mỹ), báo cáo rằng một người nặng 45,6kg có thể mắc bệnh sau khi ăn 448g khoai tây xanh hoàn toàn.

Đây là trọng lượng trung bình của một củ khoai tây to, đã nướng.

Không nên ăn khoai tây đã mọc mầm (Ảnh: Internet)

Khoai tây có trên thị trường đều được kiểm tra lượng solanine. Nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, khoai tây có thể chứa hàm lượng solanine đến mức nguy hiểm.

Để ngăn chặn sự hình thành không cần thiết và tiếp xúc với solanine, tốt nhất là nên bảo quản khoai tây ở vùng tối, mát mẻ, cắt bỏ bớt những vùng màu xanh trên củ khoai tây trước khi chế biến.

Solanine cũng được sản sinh tự nhiên trong ớt, ớt chuông, cà chua, cà tím, và thuốc lá. Tuy nhiên, lượng trung bình của solanine từ các loài thực vật này thường không đáng kể.

Trong khi đó, lượng solanine từ khoai tây được cho là nhiều nhất.

Mức solanine trong khoai tây cao thường làm cho củ khoai tây có vị đắng. Do đó, ăn một củ khoai tây có vị đắng ngay từ miếng đầu tiên, bạn nên bỏ chúng đi và không nên tiếp tục ăn.

Theo Sức khỏe và đời sống

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 hour ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 hour ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago