Bệnh thoái hóa đốt sống cổ được xem là căn bệnh biết “đẻ”. Nếu không biết sẽ phải chữa “vòng vo” mãi không khỏi.
Anh Lý, một nhân viên văn phòng, gần đây bỗng nhiên cảm thấy đau mỏi
cổ thường xuyên, hai vai lúc nào cũng như nặng như đang gánh vật gì. Đặc
biệt sau một ngày làm việc căng thẳng với máy tính, về đến nhà lưng anh
cứng và đau như muốn gãy.
Anh nghĩ rằng mình trẻ thế này chắc
cũng không có bệnh gì lớn nên mỗi lần đau mỏi cổ là lại nhờ đồng nghiệp
xoa bóp vặn hộ mấy cái rồi thôi.
Tuy nhiên càng ngày, chứng đau cổ đau lưng càng trầm trọng hơn, anh bắt đầu có những triệu chứng bệnh khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, không xoay được cổ, đến khi không chịu đựng thêm được nữa, anh buộc phải vào bệnh viện khám.
Sau khi xem xét tình trạng sức khỏe, chụp phim và hỏi thói quen sinh hoạt hàng ngày, các bác sĩ cho biết anh đã bị thoái hóa đốt sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ: Căn bệnh biết “đẻ”
Trong
sinh hoạt hàng ngày, nhiều người chưa để ý đến việc chăm sóc sức khỏe
của cổ và xương nói chung, cũng chưa chú ý đến việc bảo vệ đốt sống cổ
một cách phù hợp.
Theo các chuyên gia, cổ chính là bộ phận quan
trọng hàng đầu trên cơ thể, bởi bệnh thoái hóa đốt sống cổ được xem là
căn nguyên sinh ra hàng trăm loại bệnh khác phức tạp hơn.
Các
chuyên gia sức khỏe y tế cho rằng, vai trò của đốt sống cổ đối với sức
khỏe là vô cùng lớn, nó dễ dàng bị tổn thương trong khi sự quan tâm của
con người rất hạn chế.
Đốt sống cổ có tần suất hoạt động cao, gần
như không ngừng nghỉ trong hơn 2/3 thời gian của đời người. Vì thế,
chúng lại càng chịu sức ép lớn giống như việc liên tục lao động quá sức.
Các
chuyên gia xương khớp cho biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ có 5 loại
chính, bao gồm cố định xương cổ, rễ thần kinh, tủy sống, thần kinh giao
cảm, động mạch xoay chuyển.
Trong đó, căn bệnh dễ bị mắc nhất chính là đau rễ thần kinh cổ chiếm 60-70% tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh về thoái hóa đốt sống cổ.
Khi
thần kinh cổ có vấn đề, đa số bệnh nhân đều cảm thấy xuất hiện triệu
chứng cánh tay bị tê, ngón tay đau, hoặc mất cảm giác ngoài da ở vùng
chân tay, các vấn đề về thần kinh.
Khi chứng thoái hóa đốt sống cổ
ở mức nhẹ, bệnh nhân thường cảm thấy cổ và vai tê cứng, đau, vận động
bị vướng hạn chế, phần thân trên nặng, cánh tay yếu đuối, không có lực,
các triệu chứng khác.
Bệnh về thần kinh giao cảm sẽ xuất hiện
triệu chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, vùng chỏm đầu hoặc cổ có cảm
giác đau, mờ mắt, đau hốc mắt, khô mắt, tim đập nhanh và các triệu chứng
liên quan khác.
Chứng thần kinh xoay chuyển chủ yếu xuất hiện các
triệu chóng mặt. Khi quay đầu, cúi xuống hoặc ngước đầu lên đều bị
chóng mặt, thậm chí bị ngã và mất kiểm soát, cảnh báo nguy hiểm.
Bệnh lý tủy sống đốt sống cổ là hình thức nghiêm trọng nhất, có thể xuất hiện các triệu chứng cứng cổ, cứng chân, đau thắt ngực,
bó buộc chân tay, cơ thể không nghe lệnh chỉ huy của não để điều khiển
các bộ phận khác hoạt động, thậm chí có thể gây liệt tứ chi ở mức độ
nặng.
Trước việc nhiều người không quan tâm đúng mức đến đốt
sống cổ, các chuyên gia cho rằng, có thể chúng ta sẽ tốn rất nhiều công
sức và tiền của để chữa bệnh mà không mang lại hiệu quả khi cái gốc của
bệnh lại nằm ở đốt sống cổ.
Ví dụ, do kích thích thần kinh giao
cảm đốt sống cổ có thể dẫn đến tổn hại niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày,
hoặc khi tổn thương thần kinh cổ sẽ kích thích thần kinh giao cảm ở
tim, gây đau thắt ngực, có thể gây mờ mắt và các biểu hiện khác.
Trước
khi thực hiện việc chẩn đoán các bệnh này cần phải xem xét các đốt sống
cổ có liên quan hay không. Có nhiều người đã chữa không đúng bệnh, chữa
dài kỳ mà không khỏi bệnh xuất phát từ nguyên nhân này.
“Vặn” cổ không đúng cách sẽ khiến bệnh tồi tệ hơn
Nhiều
người hễ cảm thấy đau mỏi cổ là tự xoay vặn đầu hoặc nhờ người khác
“vặn” cho cổ kêu răng rắc. Kỳ thực làm điều này có thể có cảm giác đỡ
trong chốc lát, nhưng đáng tiếc là nếu không làm đúng cách sẽ khiến bệnh
trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo
các chuyên gia tư vấn, khi các triệu chứng bệnh đau cổ khác nhau thì
cách điều trị cũng phải khác. Nếu tác động sai cách, có thể gây ra nhiều
thiệt hại cho cột sống cổ, các trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể
dẫn đến tê liệt.
Các chuyên gia khuyên, khi có sự xuất hiện của
các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ, đầu tiên bạn nên đến bệnh
viện để chẩn đoán xem bị bệnh cụ thể gì và đề nghị được bác sĩ điều trị
thích hợp theo quy định trước.
Sau đó, bạn có thể sử dụng cách
bấm huyệt giảm đau ở 2 huyệt liên quan như Huyệt Phong trì bằng cách cúi
đầu và day bấm huyệt trong khoảng 5 phút có thể cải thiện tuần hoàn
máu, giảm chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi cổ, buồn nôn.
Bấm Huyệt Kiên tỉnh giúp bạn thư giãn vai cổ một cách nhanh chóng.
Ngoài ra có thể tập động tác thể dục “chim yến bay”
bằng cách nằm sấp, hai vai xuôi và ra phía sau theo thân, ngóc đầu lên
cao và giơ tay lên, có thể đồng thời giơ chân lên thành hình vòng cung.
Mỗi lần làm từ 5-10 cái.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: TTOnline
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…