Số liệu thống kê cho thấy, các tỉnh Tây Nguyên đã có gần 900 trường hợp mắc SXH, tăng trên 20 lần so với cùng thời gian này năm ngoái. Trong đó, số người mắc tập trung nhiều nhất là ở tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân khiến bệnh SXH tăng cao là do thời tiết biến đổi bất thường, khí hậu thích hợp cho muỗi mang mầm bệnh SXH phát triển.
Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên kiến nghị các tỉnh Tây Nguyên cần nhanh chóng khoanh vùng ở những khu dân cư có nhiều trường hợp mắc SXH để phun thuốc diệt trừ muỗi nhằm hạn chế tình trạng lây lan.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc làm vệ sinh ở các khu dân cư, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thu gom phế liệu… để muỗi không có nơi trú ngụ, sinh sản. Khi có biểu hiện sốt, vận động đồng bào các dân tộc đến các cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời, không được tự ý mua thuốc hoặc mời thầy mo về cúng dễ gây nguy hiểm đến tính mạng…
Các cơ sở y tế từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh của các tỉnh Tây Nguyên cũng đã tăng cường thêm các trang thiết bị, tổ chức tập huấn kỹ thuật khám, điều trị cho cán bộ y tế ở tuyến cơ sở nhằm sẵn sàng khám, điều trị kịp thời cho đồng bào các dân tộc mỗi khi bị SXH.
H.Huy
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…