Categories: Tin tức

Cận cảnh 2 cây sưa 150 tỷ ‘mặc áo giáp sắt’ chống trộm

Với mức định giá 150 tỷ đồng, hai cây sưa tại thôn Phụ Chính (Chương Mỹ, Hà Nội) được bảo vệ bằng cách dùng thép phi 20 – 25 dài hàng chục mét hàn xung quanh bên ngoài để chống trộm và ngày đêm cắt cử người canh giữ.

Hai cây sưa đỏ trong khuôn viên chùa làng thôn Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có giá trị rất lớn và được ví như hai khối vàng ròng của làng. Chính vì vậy, việc bảo vệ cho hai cây sưa này rất cẩn thận, có khóa bao quanh và có người trông giữ riêng.

Dân làng cho hay chỉ những người cao tuổi hay bảo vệ, công an xã có nhiệm vụ mới có chìa khóa để mở cửa vào trong khu vực hai cây sưa này.

Cả hai cây sưa đều có độ tuổi hơn trăm năm, cao hàng chục mét và to lớn tới mức phải 2-3 người mới ôm vừa. Tuy nhiên có 1 cây chỉ còn phần gốc do có biểu hiện chết khô.

Theo báo Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Ngợi (74 tuổi, chi hội trưởng Hội người cao tuổi thôn Phụ Chính) cho biết: “Để chống trộm, chúng tôi phải dùng thép lớn, hàn xung quanh hình khum chuồng gà và quấn thêm dây thép gai”.

“Vào khoảng năm 2010, khi giá gỗ sưa tăng chóng mặt, thậm chí gỗ sưa còn được ví ngang vàng ròng thì một số chủ buôn đã định giá 2 gốc này ít nhất là 150 tỷ đồng. Trong đó, cây sưa lớn có giá khoảng 100 tỷ và cây nhỏ giá khoảng 50 tỷ”, ông Ngợi cho biết thêm.

Chi hội trưởng thôn Chính Phụ cho biết thêm: “Cũng năm đó (năm 2010) khi một số cành sưa ở gốc lớn bị gãy đổ vì mưa bão, các cụ trong thôn họp bàn với người dân khai thác thêm phần cành sưa già cỗi bán đấu giá lấy tiền sửa đình, chùa và các công trình khác. Dân làng cúng làm lễ xin khai thác những phần gỗ mục ở 2 cành sưa, cộng với phần gãy đổ được 1,9 tấn”.

Do giá trị quá lớn của mình mà hai gốc sưa trở thành đối tượng ưa thích của các nhóm “sưa tặc”. Để bảo vệ tài sản này, người dân đã chọn cách dùng những thanh sắt lớn hàn lại bao quanh thân cây để tránh việc chặt chộm.

Dù được bảo vệ như vậy nhưng trong một đêm mưa bão năm 2012, “sưa tặc” đã cắt cửa khóa cổng vào chùa và chặt 2 nhánh ở cây sưa lớn. Môt ngọn đã bị chúng trộm mất, còn một ngọn vẫn đang được bảo quản ở văn hóa thôn.

“Suốt 4 năm qua, cả làng đã thay phiên nhau trông giữ ngày đêm, bất kể nắng hay mưa. Hiện gốc sưa còn lại này cao gần 6m, cách đây 2 năm được định giá 40 tỷ”, ông Ngợi chia sẻ thêm thông tin.

Những thanh sắt lớn được hàn bao quanh thân cây. Được biết cây sưa này được định giá khoảng 400 triệu đồng.

Thủy Tiên tổng hợp

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường

Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…

13 hours ago

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

19 hours ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 week ago