Tìm hiểu về tình trạng rong kinh
Rong kinh là một tình trạng xảy ra ở nữ giới, chỉ việc chảy máu nhiều trong kỳ “đèn đỏ”. Thông thường, chu kỳ của XX kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày, thời gian “đèn đỏ” trung bình từ 3 – 5 ngày. Khi bị rong kinh, thời gian “đèn đỏ” sẽ kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi lớn hơn 80ml.
Bên cạnh đó, trường hợp bị chảy máu ngoài kỳ kinh cũng là một hiện tượng của rong kinh. Máu ra thường có màu đỏ sẫm, nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo – tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.
Rong kinh thường xảy ra ở những XX có nguy cơ béo phì, tăng cân, hút thuốc lá, người bị đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim hoặc thận mạn, bệnh lupus đỏ, người sinh con nhiều lần, mới dậy thì hoặc sắp mãn kinh…
Nguyên nhân gây rong kinh
Nguyên nhân thực thể gây rong kinh là do tổn thương ở cổ tử cung như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng, liên quan đến thai, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…
Rong kinh cũng có thể xảy ra do nguyên nhân cơ năng, thường là do rối loạn nội tiết. Với các bạn gái chưa đến tuổi trưởng thành, rong kinh là do cơ chế dậy thì chưa hoàn thiện. Với các XX trưởng thành, nguyên nhân gây rong kinh là do rối loạn hormone: estrogen tăng cao nhưng không có hiện tượng phóng noãn, progesterone không được tiết ra cân đối với estrogen, nội mạc tử cung dày lên, mạch máu không tăng trưởng kịp gây ra hoại tử, bong từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài…
Hậu quả nghiêm trọng khi bị rong kinh
Rong kinh có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Khi bị rong kinh, các XX thường bị mất máu nhiều, mệt mỏi, đau bụng, khó thở, sức đề kháng giảm… Điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập “cô bé” và gây bệnh.
Nguy hiểm hơn, rong kinh còn có thể là biểu hiện của một số bệnh như như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, tăng sản nội mạc, nhiễm khuẩn, ung thư biểu mô… Bởi vậy, nếu không được chữa trị kịp thời, nó sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tới cả tính mạng.
Cách xử lý khi bị rong kinh
Nếu bạn chỉ bị rong kinh ở mức độ nhẹ (máu ra không quá nhiều, không kéo dài, chỉ bị 1 – 2 lần) thì có thể không cần điều trị. Ngược lại, nếu tình trạng rong kinh kéo dài, máu ra quá nhiều, các bạn cần đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe, tránh trường hợp mắc các bệnh nghiêm trọng.
Khi rong kinh xảy ra do nguyên nhân nội tiết, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, các bạn gái nên uống bổ sung sắt, áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, tăng cường các thực phẩm chứa vitamin B như cá, thịt bò, trứng, sữa… và rau quả. Việc nghỉ ngơi lúc này cũng rất cần thiết. Chúng mình cũng nên tránh làm việc nặng để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng.
Nguồn: kenh14.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…