90% người bị đau thần kinh tọa có thể tự phục hồi mà không cần phẫu thuật. Thường do thoát vị đĩa đệm và viêm khớp, thoái hóa cốt sống, phụ nữ có thai… gây chèn ép lên dây tần kinh và gây đau.
Đau như nào là do dây thần kinh tọa?
Đau bất cứ đâu dọc theo dây thần kinh hông từ phần lưng dưới, mông đùi sau hay tới cả bắp chân.
Mệt mỏi, tê hay mất cảm giác ở chân hoặc bàn chân
Cảm giác nhói, ngứa, rát, như bị véo, châm chích
Không nhấc được gót chân hay mũi chân
Bệnh nặng thì teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương, rồi loạn đại, tiểu tiện…
Điều trị bắt đầu với các phương pháp tự chăm sóc đầu tiên. Nếu cơn đau không giảm xuống mới dùng thuốc.
Nghỉ ngơi hợp lý
Khi xuất hiện cơn đau cấp tính, điều đầu tiên cần làm là nghỉ ngơi nhưng chỉ trong thời gian bùng pháp đầu tiên, ngày đầu hoặc ngày thứ hai. Điều này cho cơ thể tự chữa lành, cơn đau sẽ giảm dần.
Nhưng cũng cần tránh không nghỉ ngơi quá lâu, sẽ làm yếu cơ bắp. Bạn cần có thói quen tập thể dục hợp lý.
Chờm nóng và lạnh
Rất hiệu quả trong giàm đau dây thần kinh tọa khi bị viêm, lại rẻ tiền và dễ làm
Đá: làm giảm viêm, làm tê dây thần kinh nên giảm đau các bộ phận nó chi phối. Bọc đá trong miếng vải, chờm đá trong 15 phút, làm vài lần một ngày trong 2-7 ngày
Nóng: chờm nóng làm các mạch máu, cung cấp dinh dưỡng và oxy, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, nhiệt được sử dụng tốt nhất sau giai đoạn đau nhói lúc đầu.
Bài tập kéo dãn giảm đau
Các bài tập duỗi, tập thể dục thường xuyên áp dụng cho những ngày sau nghỉ ngơi, có tác dụng thư giãn cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt khớp và giảm chèn ép dây thần kinh. Chú ý: trước khi bắt đầu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
1. Kéo đầu gối tới ngực
Tác dụng: cải thiện sự linh hoạt của lưng dưới, giảm chèn ép dây thần kinh do lệch đĩa đệm.
Nằm ngửa, có thể dùng gối nhỏ để gối đầu, cong hông và đầu gối. Kéo đầu gối về phía ngực, dùng tay giữ, kéo căng từ từ hết mức mà vẫn thấy thoải mái, giữ 20 giây. Lặp lại 5- 10 lần mỗi chân.
2. Nằm kéo giãn gân kheo
Động tác này có tác dụng kéo dãn và làm linh hoạt các dây thần kinh vùng dọc chân, khoeo chân
Làm tương tự như động tác trên, nhưng thay vì kéo đầu gối lên thì bạn lấy tay giữ gân kheo như hình, và đưa chân lên từ từ. Giữ căng đề 20 giây hoặc ngắn hơn nếu đau, ngứa hay khó chịu, lặp lại 5 lần mỗi bên.
3. Kéo giãn cơ mông sâu
Tư thế này rất tốt để kéo giãn cơ mông sâu và cơ hình lê. Bắt đầu với nằm ngửa, co gối, để mắt cá chân phải lên đầu gối chân trái.
Sau đó, kéo đầu gối chân trái lên về phía ngực, bạn sẽ thấy căng phía sâu trong mông. Giữ căng đến 20 giây, lặp lại vài lần mỗi chân. Nếu bạn không kéo gối lên được thì có thể quấn khăn xung quanh để kéo cho dễ hơn.
4. Kéo giãn ở tư thế hướng lên
Bài tập này nâng cao hơn, khó hơn nhưng nếu bạn thấy thoải mái, thì nó rất tốt cho bạn.
Gấp đầu gối chân phải về phía vai trái, mắt cá chân phải chạm sàn nhà, nhẹ nhảng đẩy hông về phía trước, kéo dãn hông, giữ tư thế này 30-60 giây và lặp lại vài lần với mỗi chân.
5. Nằm ngửa duỗi chân ngang
Nằm ngửa, đặt tay phải để ra xa. Kéo đầu gối phải về bễn trái, giữ bởi tay đối diện, dùng lực xoắn cột sống, quay mặt về bên phải, giữ bả vai thẳng. Giữ căng 10 giây lặp lại mỗi chân 10 lần.
6. Kéo dãn lưng
Nằm sấp, tì người và trọng tâm dồn lên khuỷu tay, người thẳng, chân duỗi thẳng, vai và cổ cũng thẳng.
Giữ cổ thẳng, lấy khuỷu tay làm trọng tâm nâng lưng lên. Lúc này bạn sẽ cảm thấy cơ vùng bụng từ từ căng ra khi uốn. Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây và thở đều. Lặp lại 8-10 lần.
7. Cúi lưng
Động tác này nhằm kéo căng lưng dưới.
Đứng thẳng, duỗi thẳng hai chân, người từ từ cúi xuống. Giữ 10 giây, lặp lại 5-10 lần
tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.
Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như mang vác nặng, vác balô nặng, bóng chuyền, tennis. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng.
Cần đứng tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
Đối với những người thường xuyên phải lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom.
Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài.
Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
Tú Linh
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…