Categories: Truyền nhiễm

Cách nhận biết bệnh quai bị, thủy đậu để ngăn ngừa dịch bệnh

Song hành với bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh quai bị và thủy đậu cũng đang có dấu hiệu ra tăng. Nguy hiểm hơn, đây là những loại bệnh truyền nhiễm, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, lây truyền cho người khác và rất dễ trở thành dịch.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chính vì vậy việc tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết bệnh từ giai đoạn sớm để điều trị là điều tối quan trọng khi mùa nắng nóng bắt đầu.

Cách nhận biết bệnh quai bị

Bệnh quai bị do nhiễm virut Paramyxovirus hoặc do tiếp xúc với người bị quai bị, lây lan qua đường hô hấp, nước bọt, ăn uống…

Các dấu hiệu nhận biết bệnh bao gồm:

+ Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió

+ Một bên má sưng lên rồi dần lây lan qua bên còn lại.

Dấu hiệu nhận biết quai bị: đau đầu, nhức tai, một bên má sưng lên rồi lây qua bên còn lại

+ Vùng bị sưng nhưng không có hiện tượng tấy đỏ, đau nhưng không tạo mủ.

+ Sốt cao, sốt 39 – 40 độ trong khoảng 3 đến 4 ngày..

Cách nhận biết bệnh thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu còn gọi là phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam). Thủ phạm gây bệnh là virut Varicella zoster. Nguồn lây duy nhất là người bệnh lây lan sang người lành.

Tỷ lệ mắc bệnh thường gặp ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng.

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường tiến triển lành tính, đậu thường thưa, sức khỏe của trẻ ít thay đổi. Đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy (vẩy có màu nâu sẫm). Một tuần sau vẩy bong và không để lại sẹo.

Những trường hợp nặng, đậu mọc dày chi chít, tới hơn một nghìn nốt; đậu mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Khi bị nặng, người bệnh thường sốt cao 39-40oC, có người mê sảng; nốt phỏng dày hơn có khi có máu. Nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây tử vong.

Lời kết

Trước tình hình dịch bệnh thủy đậu, quai bị… đang vào mùa, người dân cần chú trọng giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh quai bị, thủy đậu, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch…

Với những trẻ đã bị thủy đậu hoặc quai bị cần cách ly cho bé (cho bé đến lớp sau 7 ngày khi đã khỏi hẳn) để tránh lây lan ra cộng đồng, phụ nữ đang mang thai tránh tiếp xúc với người bệnh…

yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

15 hours ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

15 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

18 hours ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

3 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

3 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

3 days ago