Categories: Sức khoẻ

Cách giúp bé yêu ngủ thẳng đêm

Ảnh: eatplaysleep.

Bạn hãy ôm chăn hoặc thú nhồi bông một lúc để nó có mùi của bạn. Khi bé tỉnh giấc đột ngột, mùi của mẹ sẽ khiến bé yên tâm.

Khoảng 1/4 trẻ dưới 5 tuổi gặp rắc rối về giấc ngủ, đặc biệt là không chịu đi ngủ hoặc thức giấc giữa đêm hoặc cả hai. Nếu bé nhà bạn thường xuyên thức dậy vào nửa đêm, điều này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn và khiến bạn khó làm tốt công việc vào ngày hôm sau, thậm chí có thể khiến bạn bị trầm cảm.

Các biện pháp sau đây có thể giúp trẻ ngủ ngon nhất là từ sau 6 tuần. Nhưng cho dù dùng biện pháp nào bạn cũng cần nhớ những điểm sau:

– Ban ngày dành thời gian cho bé chơi, ban đêm phải thật yên tĩnh để bé ngủ. Với cách này bạn sẽ giúp bé phân biệt được sự khác biệt giữa ngày và đêm.

– Để trẻ tự ngủ bắt đầu từ khoảng 6 tới 8 tuần. Hãy đặt bé xuống khi bé bắt đầu buồn ngủ. Một số chuyên gia khuyên rằng nên tránh bế rung hoặc cho con ngậm ti để ngủ ngay cả trong độ tuổi này vì bé có thể bị phụ thuộc vào điều đó. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc bạn cho điều gì là tốt nhất.

– Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ: Sử dụng các bước ngắn và đơn giản: tắm, thay bỉm, mặc quần áo ngủ và nghe một câu chuyện hoặc bài hát. Kết thúc mọi thủ tục trên giường ngủ của bé. Điều quan trọng là bé cần cảm nhận được giường ngủ là nơi tuyệt vời nhất.

– Đưa cho bé một vật “bảo đảm” như thú nhồi bông. Một cách tuyệt vời là bạn hãy ôm chăn hoặc thú nhồi bông một lúc để nó có mùi của bạn. Trẻ con rất nhạy cảm với mùi và khi bé tỉnh giấc đột ngột, mùi của mẹ sẽ khiến bé yên tâm.

– Cứ để bé khóc: Đây là cách phù hợp khi trẻ 4 hoặc 5 tháng tuổi. Nếu bé khóc sau khi bạn đặt bé xuống, hãy vỗ nhẹ và dỗ dành bé cho bé biết là bé cần phải ngủ một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Rời khỏi phòng bé, cứ vài phút kiểm tra lại một lần. Lặp lại điều này cho tới khi bé chìm vào giấc ngủ, sau đó giãn dần thời gian kiểm tra.

– Nằm cạnh bé: Nếu bạn định để bé ngủ cùng giường, hãy nằm cạnh bé, ôm bé và giả vờ ngủ, hãy để bé biết rằng đây là cái giường và bé cần phải ngủ.

– Chia sẻ việc dỗ dành bé với bạn đời, như vậy cả hai đều có thể giúp bé ngủ được. Khi bé đủ lớn để đi ngủ mà không cần bú đêm, bố có thể dỗ cho bé ngủ.

– Quan tâm tới nhu cầu của bé: Nếu bé tỉnh giấc giữa đêm, hãy cố gắng tìm hiểu tại sao. Bỉm của bé đầy hay quần áo bé mặc khó chịu hay bé bị lạnh?

Nếu bé vẫn không ngủ sau khi bạn đã làm đủ mọi cách, hãy nhớ rằng có thể bạn phải học cách thích nghi với giai đoạn phát triển này của bé.

Các rối loạn giấc ngủ theo độ tuổi:

Từ lúc mới sinh tới 3 tháng

Trẻ ở giai đoạn này thường có giấc ngủ ngắn và hay thức dậy vào đêm. Bạn sẽ bị gián đoạn giấc ngủ trong vài tuần đầu tiên. Nhưng nếu bạn bắt đầu rèn thói quen ngủ cho bé thì bạn sẽ nhàn hơn trong giai đoạn sau này.

Nếu bé ngủ trong khi ăn hoặc khi được bế ẵm, hãy đặt bé xuống một nơi ngủ định trước như cũi, nôi… Nếu bé thức giấc ban ngày, hãy khuyến khích bé tỉnh táo và cùng chơi với bé. Bằng việc cho thấy sự khác biệt giữa ngày và đêm, bạn sẽ giúp bé ngủ tốt hơn.

Trong hai hoặc ba tuần đầu, việc quấn chặt có thể sẽ làm đau bé. Trong một số trường hợp việc này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Nhưng cũng có nhiều bé không thích.

Từ 3 tới 6 tháng

Nếu bạn đặt trẻ vào cũi, bé có thể khó thích nghi. Hãy thực hiện chuyển tiếp bé từ giường sang cũi để bé thích nghi dần.

Nếu bé không chịu bất chấp mọi nỗ lực của bạn, bạn có thể cho bé ngậm ti giả để bé nín. Tuy vậy, hãy nhớ là nếu bé thức giấc và không tìm thấy nó, bạn có thể phải làm lại từ đầu.

Không nên cho trẻ ăn cháo, bột đặc trước khi trẻ đi ngủ. Theo khuyến cáo bạn cũng không nên cho bé ăn bột đặc trước khi bé được 6 tháng tuổi.

Không để bé thức quá khuya. Bé mệt mỏi sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Từ 6 tới 9 tháng

Trong độ tuổi này, những trẻ chưa từng gặp vấn đề về giấc ngủ có thể bắt đầu thức đêm vì lo lắng bị chia tách. Khi trẻ tỉnh giấc giữa đêm mà không thấy bạn bé sẽ lo lắng bạn không trở lại.

Các rối loạn giấc ngủ cũng có thể liên quan tới việc trẻ đạt được các dấu mốc quan trọng trong phát triển thể chất và tinh thần. Giai đoạn này trẻ đang tập ngồi, tập bò, tập đứng. Nếu bé thức đêm để thực hành những kỹ năng mới thú vị này, bạn cần dạy bé cách ngủ trở lại.

Trong giai đoạn này cho bé ăn đêm sẽ không giúp bé ngủ tốt hơn mà còn khiến bé quen với việc ăn đêm mới ngủ được.

Giấc ngủ của bé có thể cũng bị gián đoạn khi bé mọc răng. Nếu bé có vẻ không bị đau, hãy áp dụng thói quen ngủ bình thường. Nếu bé bị đau, dùng một ngón tay bạn mát xa nhẹ nhàng và đưa cho bé thứ gì đó mát lạnh để bé nhai. Nếu không hiệu quả hãy cho bé dùng liều acetaminophen thích hợp cho trẻ nhỏ để giảm đau.

Nếu trẻ thường đi ngủ sau 8h30 tối và tỉnh giấc vào đêm, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy chỉ cần cho bé đi ngủ sớm hơn nửa giờ, bé sẽ ngủ thẳng đêm.

Từ 9 tới 12 tháng

Giai đoạn này trẻ đã lớn và có thể ngủ suốt đêm, nhưng bé có thể thay đổi thói quen ngủ và vẫn bị lo lắng về sự chia tách. Hãy điều chỉnh các thói quen khi bé lớn.

Hãy thử để bé ngủ trưa sớm hơn và ít hơn. Lập thời gian ngủ cố định cho bé. Để bé biết khi nào là thời gian ngủ bằng cách đặt đồng hồ báo thức vào khoảng 5 phút trước khi tới giờ đi ngủ.

Hãy khép hờ phòng bé để bé có thể nghe thấy tiếng bạn và yên tâm rằng bạn đang ở gần.

Nếu sự khó ngủ của bé ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, hãy nói với bác sĩ.

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

20 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago