BS Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết kiểu thời tiết “đỏng đảnh” sáng lạnh trưa nắng ấm là nguyên nhân khiến nhiều trẻ đổ bệnh, số trẻ đến khám tại khoa cũng tăng gấp đôi so với ngày thường.
Trước đó tại phòng khám Nhi (khoa Khám bệnh, BV Bạch Mai) trung bình khám khỏang 300 bệnh nhân/ngày thì nay tăng đáng kể, đa số là bệnh nhân viêm đường hô hấp, viêm phổi. Ngoài ra cũng ghi nhận bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH), viêm màng não mủ.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị cũng gia tăng với khoảng hơn 3.000 bệnh nhi, tăng gấp rưỡi thời điểm trước gió mùa. Bệnh nhi nhập viện chủ yếu liên quan tới các bệnh về đường hô hấp, sốt, viêm phổi, tiêu chảy, SXH…
Bác sĩ khám cho bệnh nhi tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh viêm phổi cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý:
1. Quan trọng nhất là điều tiết nhiệt độ cho trẻ phù hợp.
Với kiểu thời tiết như hiện nay, sáng ra lạnh có thể mặc áo thun, một áo khoác mỏng cho trẻ để đến trường trẻ tự cởi. Với trẻ nhỏ ở trong nhà, nên mặc bộ quần áo thun dài tay là đủ chứ không nên mặc quá nhiều. Cha mẹ có thể thử bằng cách sờ người, chân tay trẻ ấm là đủ. Cửa sổ cũng cần được hé mở để lưu thông không khí.
Khi trẻ nhỏ mới đi ngủ, bé thường rất nóng nực, đổ mồ hôi. Lúc này hãy lau mồ hôi cho trẻ, bật quạt thoảng gió nhưng cha mẹ nhớ tắt quạt cho con khi trời lạnh về đêm.
2. Cần che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang… để không lây bệnh sang các thành viên khác. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ lớn có ý thức giữ vệ sinh chung, phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình.
3. Chế độ ăn
Nên cho trẻ một chế độ ăn phong phú, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
4. Vệ sinh sạch sẽ những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc, phơi khô ráo… Đặc biệt giữ vệ sinh phòng ngủ cho bé, không nên dùng tấm trải sàn. Hãy chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình dễ khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách mà bị viêm mũi dị ứng, lên cơn hen cấp tính phải nhập viện…
Theo các bác sĩ, nhóm trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi sức đề kháng kém nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ lớn. Hơn nữa, viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng không biểu hiện rầm rộ như ở trẻ lớn (sốt, ho, khó thở…) mà ít có dấu hiệu điển hình. Có những trẻ thậm chí còn không sốt, không ho nên việc nhận biết dấu hiệu là rất khó khăn.
Với nhóm tuổi này, các bậc phụ huynh cần chú ý 3 dấu hiệu cơ bản để xác định tình trạng bệnh của bé, kịp thời đưa tới viện. Đó là theo dõi quá trình bú, khi bé ngủ và cách thở của bé. Tuy nhiên, có những trẻ chỉ có một biểu hiện trong ba biểu hiện đó nhưng đã bị viêm phổi. Vì thế, cha mẹ không nên “đợi” có đầy đủ dấu hiệu mới đi khám mà thấy trẻ có bất thường về giấc ngủ, hay thấy thở nhanh thì nên đưa con đi khám sớm nhất.
Yhocvn.net (Theo SKĐS)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…