Categories: Tin tức

Các nhà khoa học lại tiến thêm một bước nữa trong việc tạo ra nội tạng thay thế cho con người

Có lẽ chúng ta sẽ sớm không còn cần đến việc hiến tặng nội tạng cho y học nữa.

Có vẻ như các nhà khoa học đã tiến thêm một bước nữa gần hơn với việc “nuôi trồng” nội tạng thay thế cho y học – thông qua việc xác định được tác động quan trọng của protein Meox1 tới việc phát triển cơ ở con người. Loại protein kể trên có thể được tìm thấy ở trong tế bào gốc.

Việc tìm ra cách để có thể tạo ra các loại nội tạng thay thế sẽ là một cuộc cách mạng lớn đối với ngành y học hiện tại. Bởi lẽ điều này sẽ cứu sống hàng ngàn người không có nội tạng để thay thế mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu đến từ trường đại học Monash, Úc, đã tìm ra mối liên hệ kể trên thông qua việc nghiên cứu loài cá ngựa vằn – một loài cá phát triển rất nhanh sống tại khu vực Đông Nam Á. Loài cá này có khá nhiều điểm tương đồng với con người về mặt nội tạng – thậm chí 70% gene của con người cũng có thể được tìm thấy ở cá ngựa vằn.

“Trước khi tham gia nghiên cứu, chúng tôi thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của loại tế bào gốc có khả năng phát triển này. Loại tế bào gốc nói trên mở ra tiềm năng về việc điều khiển và kích hoạt chúng để hồi phục các mô cơ bị tổn thương” – trưởng nhóm nghiên cứu Peter Currie cho hay.

70% lượng gene của con người có thể được tìm thấy trong loài cá này

Việc nuôi cấy nội tạng trong phòng thí nghiệm vốn là một đề tài được giới khoa học tập trung nghiên cứu trong rất nhiều năm qua. Tuy nhiên những tác động của tế bào gốc, cũng như làm thế nào mà chúng có thể tạo thành rất nhiều tế bào sống trong cơ thể đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Chừng nào chưa giải quyết được điều này, thì chúng ta sẽ không thể nào tự tạo ra những nội tạng thay thế cho con người được.

Việc nghiên cứu cá ngựa vằn cho thấy các tế bào gốc không phân chia và phát triển một cách ngẫu nhiên. Chỉ một số tế bào gốc được chọn lựa có khả năng tạo nên phần lớn các tế bào khác. Và protein Meox1 đóng góp một phần quan trọng trong việc chọn ra những tế bào được nhắc đến ở trên.

Tất nhiên vẫn còn rất lâu nữa chúng ta mới có thể tự nuôi cấy tim hay gan trong phòng thí nghiệm theo yêu cầu của bệnh nhân. Ở giai đoạn hiện tại, các nhà khoa học mới chỉ hiểu được rõ hơn về cơ chế hoạt động của con người ở mức độ phân tử mà thôi. Theo như nhóm nghiên cứu, quá trình các tế bào nội tạng phát triển dưới tác động của tế bào gốc được coi như “một trọng những vấn đề cuối cùng của sinh học phát triển”.

Các nhà khoa học đang có những bước tiến tương đối vững chắc trong lĩnh vực này – năm ngoái một nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã thành công trong việc tái tạo các cơ tim của cơ thể người, sử dụng các tế bào của một trái tim được hiến tặng. Và nhờ vào việc nghiên cứu cá ngựa vằn, chúng ta nay lại có thêm được một bước tiến nữa.

Kết quả nghiên cứu được công bố trong tạp chí Cell Stem Cell.

Tham khảo Science Alert

Nguồn: GenK

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago