Da liễu

Các dạng bệnh rôm sảy phổ biến, cách phòng ngừa, điều trị tại nhà

Bệnh rôm sảy: Các dạng rôm sảy phổ biến, cách phòng ngừa, điều trị tại rôm sảy nhà đúng chuẩn

Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt, bệnh này không chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà còn cả người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Căn bệnh này thường dễ xuất hiện ở những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm.

Rôm sảy là tình trạng bịt tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi , ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bịt kín khiến làn da bị viêm. Các triệu chứng có thể bao gồm từ mụn nước nhỏ đến các cục viêm sâu. Rôm sảy thường không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu và ngứa.

Rôm sảy thường lành tính có thể tự khỏi khi trời mát mà không cần điều trị nhưng nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn

Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường bị rôm sảy là do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng khiến cho cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bịt tắc tuyến mồ hôi dẫn đến rôm sảy

Các dạng rôm xảy thường phổ biến

Có nhiều loại rôm sảy khác nhau tùy thuộc theo độ sâu của mồ hôi bị giữ lại trong da. Các dấu hiệu và triệu chứng đối với mỗi loại cũng khác nhau.

Có ba dạng rôm sảy thường hay xảy ra ở trẻ em:

Dạng phát rôm sảy nhẹ nhất là rôm dạng tinh thể (miliaria crystallina). Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, ngứa hay đau, nó chỉ ảnh hưởng tới các ống tuyến trên cùng của da bị ảnh hưởng. Dạng rôm này thường xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi trên bề mặt da (lỗ chân lông) bị tắc nghẽn. Thường được biểu hiện bằng những vết sưng nhỏ trông như mịn, trong, chứa đầy chất lỏng, dễ vỡ ra.

Một loại xuất hiện sâu hơn trong da được gọi là rôm đỏ (miliaria rubra) là loại xảy ra sâu trong da. Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những các mụn nước nhỏ, sưng tấy và ngứa.

Một dạng rôm sảy ít xảy ra hơn những cũng nghiêm trọng hơn gọi là mụn thịt (miliaria pustulosa). Loại này tổn thương ở lớp sâu nhất của da, xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài. Nó gây ra các nốt viêm cứng, đau hoặc ngứa, trông giống như da gà và có thể vỡ ra. Đây là dạng rôm sảy ít gặp nhất.

Triệu chứng của rôm sảy

Rôm sảy gây ra:

  • Các chấm đỏ li ti hoặc mụn nước trong. Ở trẻ sơ sinh, những vết này thường ở các nếp gấp da, trên mặt hoặc vùng tã lót.
  • Ngứa ngáy khó chịu
  • Đỏ và sưng nhẹ ở vùng bị ảnh hưởng
  • Vị trí thường gặp: Rôm sảy chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như ở trán, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.

Nguyên nhân gây bệnh rôm xảy

Rôm sảy phát triển khi một ống dẫn từ tuyến mồ hôi đến bề mặt da bị tắc hoặc bị viêm. Điều này sau đó chặn sự mở của ống dẫn mồ hôi trên bề mặt da (lỗ chân lông). Thay vì bay hơi, mồ hôi bị giữ lại bên dưới da, gây viêm và phát ban trên da. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường bị rôm sảy là do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh.

  • Trẻ em thường bị rôm sảy vào mùa hè là do:

Vào mùa hè, khi thời tiết nóng kích thích cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi để tránh nóng, bài tiết nhiều dẫn đến mồ hôi không thoát ra hết gây bịt tắc. Tình trạng bịt tắc các tuyến mồ hôi gây ra bệnh rôm sảy

Mùa hè là thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Một vài vi khuẩn thường trú ngoài da cũng có thể bài tiết chất nhờn làm bịt các ống tuyến mồ hôi.

Đôi khi vào mùa hè do trẻ được cho mặc quần áo không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, hoặc mặc tã quá chật cũng gây hiện tượng bịt tắc tuyến mồ hôi.

Mùa hè đã nắng nóng nếu như trẻ bị sốt, trẻ quá hiếu động cơ thể sẽ tăng cường hoạt động sẽ làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt. Cũng là nguyên nhân gây bịt tắc tuyến mồ hôi.

  • Nguyên nhân gây rôm sảy khác

Rôm sảy cũng có thể xuất hiện trong tuần đầu tiên của cuộc đời, đặc biệt là nếu trẻ sơ sinh được sưởi ấm trong lồng ấp, mặc quần áo quá ấm hoặc bị sốt.

Các đối tượng có nguy cơ bị bệnh rôm sảy

  • Trẻ sơ sinh sẽ bị mắc bệnh rôm sảy nhất
  • Những người sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm
  • Những người hoạt động thể chất thường xuyên
  • Những người nằm thường mặc các loại quần áo bó sát, dày, ít thoáng khí

Rôm sảy có thể lan rộng không ?

Rôm sảy có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Điều đó xảy ra do các đường dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn.

Tuy nhiên, không cần phải lo lắng về việc lây lan cho người khác bơi rôm sảy không phải bệnh truyền nhiễm.

Các biến chứng của rôm sảy

Rôm sảy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn

Những người có làn da nâu hoặc da đen có nguy cơ bị các đốm da sáng hơn hoặc sẫm màu hơn để phản ứng với các tình trạng da bị viêm (giảm sắc tố sau viêm hoặc tăng sắc tố da). Những thay đổi này thường biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng.

Một biến chứng thường gặp là nhiễm vi khuẩn, gây ra mụn mủ bị viêm và ngứa.

Cách phòng tránh bệnh rôm sảy

Để giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bệnh rôm sảy thì những người xung quanh trẻ cần phải:

Chú ý nhiệt độ nơi trẻ sinh hoạt, khi thời tiết nóng bức, hãy mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng để hút ẩm khỏi da. Không quấn, ủ trẻ sơ sinh trong quá nhiều lớp vải.

Trong thời tiết nắng nóng, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, hạn chế các hoạt động thể lực. Ở trong bóng râm hoặc trong tòa nhà có máy lạnh, sử dụng quạt để lưu thông không khí.

Giữ chỗ ngủ của trẻ phải luôn mát mẻ, thông thoáng và thông khí tốt.

Tắm cho trẻ bằng nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da. Có thể tắm cho trẻ bằng nước chè xanh đun sôi để nguội (chú ý phải rửa sạch đun sôi kỹ, tránh nhiễm khuẩn da cho trẻ)

Bên cạnh đó, cần giữ cho da bé luôn được khô ráo và sạch sẽ. Không nên thoa nhiều kem hay các loại phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.

Tránh các loại kem và thuốc mỡ có thể làm tắc lỗ chân lông.

Tránh các loại thuốc gây đổ mồ hôi, chẳng hạn như clonidine, thuốc chẹn beta và opioid. Cần mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, thoáng mát, có thể hút ẩm vào mùa hè.

Hạn chế không cho bé ra nắng hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Vì đây là khoảng thời gian các tia cực tím (tia UVA và tia UVB) hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát. Ngoài ra nguy hiểm hơn nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể gây ra ung thư da.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt.

Khi trẻ bị rôm sảy tránh làm trầy xước các mụn vì có thể gây nhiễm trùng da.

Các biện pháp điều trị bệnh Rôm sảy tại nhà

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp để giúp phát ban nhiệt lành và để thoải mái hơn bao gồm những điều sau đây:

– Trong thời tiết nóng, mặc quần áo rộng, nhẹ, hút ẩm từ da.

-Dành nhiều thời gian nhất có thể trong các tòa nhà máy lạnh.

-Tắm hoặc tắm trong nước mát với xà phòng không thấm nước, sau đó để da khô thoáng thay vì dùng khăn tắm.

-Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ có chứa dầu mỏ hoặc dầu khoáng, có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hơn nữa.

-Sử dụng kem dưỡng da calamine hoặc nén mát để làm dịu da ngứa, kích ứng.

Thuốc mỡ

Các dạng phát ban nhiệt nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu thuốc mỡ bạn bôi lên da để giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng. Các phương pháp điều trị tại chỗ như vậy có thể bao gồm:

Calamine lotion để làm dịu ngứa

Lanolin khan, có thể giúp ngăn chặn tắc nghẽn ống dẫn và ngăn chặn các tổn thương mới hình thành

Steroid tại chỗ trong trường hợp nghiêm trọng nhất

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Rôm sảy là bệnh lành tính, thường chỉ cần giữ cho da sạch sẽ, thoáng mát thì bệnh sẽ tự khỏi. Hầu hết mọi người không cần đến gặp trực tiếp bác sĩ để điều trị bệnh.

Tuy nhiên hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng sau:

+ Mụn nước đầy mủ

+ Khu vực da bị nhiễm bệnh ngày càng đỏ và sưng lên

+ Phát ban kéo dài hơn 3 ngày

+ Có các triệu chứng của sưng hạch bạch huyết

+ Bị sốt

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bổ sung 5 loại nước trị mụn siêu đỉnh lại bơm collagen cực tốt nên dùng

Những loại đồ uống giúp giải nhiệt mùa hè

Rau muống – Thuốc thanh nhiệt, lương huyết

Mách bạn 8 cách phòng tránh bệnh da trong mùa hè

Dị ứng vật nuôi: triệu chứng, nguyên nhân, các biến chứng, phòng ngừa dị ứng

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

3 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago