Tuy nhiên dù là lý do nào đi nữa thì theo các bác sĩ răng hàm mặt, cần đảm bảo an toàn cho người bọc răng sứ. Trên thực tế đã có những trường hợp gặp biến chứng sau bọc răng sứ hoặc vỡ răng sứ, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Bọc răng sứ không đau, Bọc răng sứ thẩm mỹ – Nụ cười cuốn hút, hàm răng sáng lóa, bảo hành trên 20 năm, Thay đổi vận sau khi bọc răng sứ… là những lời quảng cáo “có cánh” của nhiều cơ sở nha khoa, thẩm mỹ. Với chi phí từ một đến khoảng vài triệu đồng một răng, nhiều người không ngần ngại bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu một hàm răng như ý.
Chị Trần T.H (Hà Nội) rất buồn rầu vì hàm răng “hô” của mình, đã thế các răng lại xô lệch, không đồng đều về kích thước và vị trí. Sau vài năm niềng răng đã có kết quả, hàm răng của chị lại chuyển sang xỉn màu không được trắng sáng như ý. Chị quyết định tìm đến phương pháp bọc răng sứ, đầu tư bọc hẳn “bộ nhai” của mình.
“Cái răng cái tóc là góc con người”, nhưng trường hợp chị Thùy Anh, làm nghề kinh doanh lại có răng cửa rất to, 2 chiếc răng cạnh thì nhỏ và lọt thỏm vào bên trong, rất mất cân đối, màu răng lại bị ố và phần lợi thì yếu, mỗi khi đánh răng rất hay chảy máu. Chị đã thử mọi cách nhưng cải thiện màu răng nhưng không có kết quả khiến chị vô cùng ngượng ngùng và không dám cười nhiều khi tiếp xúc với đối tác. Cuối cùng, nghe mọi người mách bảo chị đã đi bọc răng sứ vì nghe nói “vừa đẹp vừa đổi vận, biết đâu kinh doanh lại khá khẩm hơn”…
ThS.BS Nguyễn Vũ Trung, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BVĐK Hà Đông – Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt cho biết, bọc răng sứ là các nói theo dân gian, thực chất đó là phục hình răng. Phục hình răng gồm có tháo lắp và cố định nhưng đối với bọc răng sứ thì đó chính là phục hình răng cố định (PHRCĐ). Đối tượng PHRCĐ trong nhóm này có thể là nam, nữ, già trẻ… đang gặp các vấn đề răng miệng như:
– Răng mang nhiều khiếm khuyết không mong muốn: Răng thưa, hô, móm nhẹ do bẩm sinh, do sự phát triển lệch lạc của hàm răng.
– Răng bị sứt mẻ, bị vỡ nhiều do sâu, do ăn nhai vật cứng, răng đã điều trị tủy, răng bị xỉn màu do nhiễm Tetracyline, không đều màu, mòn men răng,…
– Hàm răng không đẹp, không mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc, trong cuộc sống,… (theo quan niệm nhân tướng học và theo ý kiến của bệnh nhân – cảm thấy ko tự tin với hàm răng của mình). Trên thực tế đã có nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ nha khoa và chia sẻ, họ muốn thay đổi “bộ nhai” cho đẹp hơn, thay đổi tướng mạo hi vọng công việc và cuộc sống sẽ thuận lợi hơn.
Đề phòng biến chứng
Theo ThS. Trung, với quy trình bọc răng sứ thông thường, bệnh nhân trước tiên sẽ được bác sĩ chuyên ngành nha khoa có kinh nghiệm khám và tư vấn sau đó bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp PHRCĐ cho bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân đồng ý với phương pháp bác sĩ đưa ra sẽ tiến hành mài răng, thời gian mài khoảng 20 – 30 phút/01 răng, tùy vào độ khó của răng, răng còn tủy sống hay tủy răng đã chết, răng vỡ to hay nhỏ, răng hàm hay răng cửa, sự hợp tác của bệnh nhân…
Sau khi mài xong sẽ đến bước lấy dấu răng và đổ mẫu để tạo ra hình dạng răng như thật bên ngoài. Bác sĩ sẽ so màu răng để cùng bệnh nhân chọn ra màu răng phù hợp nhất và sẽ gửi mẫu sau khi đổ cho kỹ thuật viên tại các Labo để họ chế tác ra chiếc răng sứ. Sau 2-3 ngày bệnh nhân sẽ được hẹn để quay trở lại kiểm tra và gắn chắc lại bằng xi măng nha khoa.
ThS. Trung cho biết, vật liệu phục hình răng đã được nghiên cứu từ rất lâu là không có hại gì cho sức khỏe của con người, ngày nay có rất nhiều loại răng sứ có mặt trên thị trường như răng thép cẩn sứ, răng Titan cẩn sứ, răng sứ không kim loại, răng sứ kim loại quý… giá thành giao động từ 1 triệu đến 7 triệu đồng một răng. Răng sứ cũng thường được bảo hành tùy theo vật liệu làm nên nó khoảng từ 2 năm đến 8 năm.
“Tuy nhiên, khi bọc răng sứ cũng có thể gặp một số biến chứng như viêm lợi nếu không mài răng đúng cách, đúng giải phẫu răng, đúng các khoảng sinh học. Kênh giữa 2 hàm không thể ăn nhai – lúc này bác sĩ phải mài chỉnh lại nếu không có thể gây vỡ răng sứ hoặc vỡ răng đối diện. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dị ứng với thành phần kim loại của răng sứ kim loại, răng titan… Dắt thức ăn vào kẽ giữa răng giả và răng thật”- ThS. Trung lưu ý.
Với bệnh nhân bọc răng sứ, ThS. Trung khuyến cáo, sau khi gắn răng, bệnh nhân nên kiêng nhai trong vòng 2h để chất gắn đạt được độ đông kết tối đa. Sau đó bệnh nhân có thể ăn nhai, vệ sinh răng miệng bình thường như những chiếc răng thật và thực hiện chế độ ăn như bình thường. Như vậy ngay sau khi phục hình chúng ta đã có hàm răng đẹp, có thể tự tin.
Bọc răng sứ đang được coi là “mốt” rất thịnh hành hiện nay, có rất nhiều loại PHRCĐ nhưng lời khuyên tốt nhất các bác sĩ đưa ra là người dân nên đến khám tại những cơ sở tin cậy, có bảo hành để có hàm răng đẹp nhất, những chiếc răng hợp lý nhất kể cả về chất lượng cũng như vấn đề về kinh tế.
Dương Hải
Nguồn: SKDS
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…