Categories: Y học Thể thao

Bí quyết tập yoga không bị mệt

Yoga có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng đây không phải là một bộ môn dễ tập luyện. Yoga đòi hỏi người tập kiên trì và nỗ lực không ngừng bởi các động tác yoga thoạt nhìn thì dễ, song khi bắt đầu tập luyện thì lại không hề đơn giản.

Những bí quyết sau đây sẽ giúp chị em tập yoga không bị mệt:

Đến lớp tập đúng giờ

Các động tác tập luyện được sắp xếp theo trình tự chứ không phải ngẫu nhiên. Do vậy, bạn cần đến lớp đúng giờ để thực hiện lần lượt các động tác theo trình tự mà huấn luyện viên hướng dẫn. Đến lớp muộn, bỏ qua hoặc tập không đến nơi đến chốn các động tác cần thiết sẽ không tốt cho cơ thể.

Tập vào sáng sớm hoặc tối muộn

Nên tập yoga vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

Thời gian tập yoga tốt nhất là vào buổi sáng (trước khi ăn sáng) hoặc tối muộn. Vào sáng sớm, tâm trí rất tỉnh táo nhưng cơ thể cứng, do vậy nên tập thở trước sau đó mới tập các động tác. Vào buổi tối, cơ thể dẻo dai hơn sau một ngày vận động còn tâm trí bắt đầu mệt mỏi thì nên tập các động tác trước rồi mới tập thở.

Khởi động kỹ càng

Bạn nên khởi động khoảng 45 phút cho khớp cổ, vai, lưng… nhằm làm cho các cơ giãn ra, thần kinh và năng lượng bắt đầu chuyển động giúp cơ thể thích nghi với cường độ tập luyện.

Không ăn uống trước khi tập

Cố gắng tránh ăn trong khoảng 2 giờ trước buổi tập. Nếu quá đói, bạn chỉ nên ăn bữa nhẹ, vì nếu ăn no, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và nặng nề trong suốt buổi tập.

Những người bị huyết áp thấp có thể uống sữa hoặc nước hoa quả trước khi tập khoảng 30 phút để không bị chóng mặt vì quá đói. Sau khi tập yoga, sau 10 – 15 phút, người tập mới nên ăn thức ăn lỏng, sau 30 phút mới ăn thức ăn đặc.

Mặc quần áo thoải mái

Tốt nhất bạn nên mặc quần áo rộng và thật thoải mái để khi tập luyện thực hiện các chuyển động được dễ dàng.

 

Tập trung cao độ

Trong yoga, ngoài việc tập các asana, yếu tố quan trọng nhất là tập thở và tập trí. Do đó, khi tập luyện bạn phải tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào luyện thở thật chính xác: hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng; hít vào phải căng bụng lên và thở ra phải hóp bụng lại; hít sâu, thở dài. Nếu bạn thở không đúng cách, việc tập luyện không những không hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Đồng thời với luyện thở, bạn cần dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch.

Niềm say mê

Khi say mê, bạn sẽ rất thích thú với việc tập luyện, các bài tập yoga không khiến bạn cảm thấy nặng nề mà sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm hứng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để luyện tập yoga thành công, cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bạn không nên ăn quá nhiều dầu mỡ mà thay vào đó là tập trung bổ sung những dưỡng chất thiết yếu, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Linh Trang th

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago