Bác sĩ thăm khám bệnh nhân trước khi xuất viện.
Đến nay, bà C. đã đỡ run tay, đi lại tốt và có thể cầm bát cơm, chăm sóc được bản thân. Thuốc điều trị đã giảm từ 6 viên/ngày xuống còn 1 viên/ngày.
Như Báo Đại Đoàn Kết đã đưa tin, bà N.T.C. bị bệnh Parkinson với tay chân lúc nào cũng run biên độ lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân hơn 10 năm nay.
Gia đình đã đưa bà sang Đức để điều trị và có ý định phẫu thuật căn bệnh này với kinh phí gần 3 tỷ đồng. Nhưng qua tìm hiểu, Bệnh viện E triển khai kỹ thuật đặt điện cực kích thích não sâu cho bệnh nhân Parkinson, bà C đăng ký và trở thành bệnh nhân đầu tiên được thực hiện kỹ thuật này tại Bệnh viện E vào ngày 12/11.
PGS.TS Hà Kim Trung- Phó Giám đốc Bệnh viện E, Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết, bệnh nhân C. được chỉ định đặt điện cực kích thích não sâu (DBS) ở nhân dưới đồi thị trong não.
Ca phẫu thuật này kéo dài gần 10 giờ và được hỗ trợ bởi GS Krishnapudha Bunyararavej – Bệnh viện KingChulalongkom Memorial (Thái Lan)- là một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đặt điện cực kích thích não sâu cho bệnh nhân Parkinson.
PGS.TS Hà Kim Trung phân tích: Phẫu thuật kích thích não sâu là một phương pháp nhằm đưa điện cực (bằng kim loại) vào đúng nhân dưới đồi thị nằm sâu bên trong não.
Phẫu thuật được thực hiện gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn đặt điện cực vào trong não được thực hiện với trạng thái bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, kéo dài từ 3-6 giờ.
Bác sĩ sẽ đặt dụng cụ lập chương trình lên vùng trước ngực phía trên máy tạo nhịp rồi bật cho máy tạo nhịp hoạt động và điều chỉnh các thông số giúp cải thiện triệu chứng tốt nhất. Ngoài việc xác định đúng vị trí đặt điện cực, còn phải có tính được cường độ chuẩn.
Điều đặc biệt của phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu, đây là ca mổ ít xâm lấn, nhưng đòi hỏi độ chính xác rất cao đến từng mm, vì thế cần có 1 ê-kíp am hiểu bệnh và quá trình phẫu thuật gồm có bác sĩ nội thần kinh, bác sĩ ngoại thần kinh, ê kíp gây mê và đội ngũ kỹ thuật viên sử dụng thành thạo trang thiết bị để đánh giá hiệu quả của phẫu thuật ngay trong quá trình đặt điện cực kích thích não sâu cho bệnh nhân Parkinson.
Theo đánh giá của PGS.TS Hà Kim Trung, tính ưu việt của phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu được xem là phương pháp phẫu thuật không phá hủy tổ chức não khác với phương pháp đốt hủy tế bào não trước đó. Với kết quả thu được sau khi bệnh nhân được phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu rất khả quan với sự cải thiện về triệu chứng đạt được từ 80% trở lên và giảm số lượng dùng thuốc điều trị bệnh xuống mức thấp.
Kỹ thuật này được triển khai trên thế giới từ hơn 25 năm và đã can thiệp được 135.000 ca. Còn tại Việt Nam, kỹ thuật này mới được triển khai cách đây vài năm với 28 ca thực hiện chủ yếu là ở TP.HCM (25 ca) và 2 ca ở Bệnh viện Việt Đức và 1 ca tại BV E.
Việc triển khai thành công kỹ thuật đặt điện cực kích thích não sâu tại Bệnh viện E sẽ tạo ra cơ hội điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Kim Trung, rào cản lớn nhất để chưa có nhiều các bệnh nhân tiếp cận được kỹ thuật mới này là do mức chi phí quá cao, khoảng từ 600 triệu – 750 triệu đồng/ca – dù vậy mức chi phí này có thể chỉ bằng 1/3 – 1/4 so với các nước trên thế giới như Đức, Pháp, Singapore…
Vì thế, PGS.TS Trung mong muốn, trong thời gian tới, để tạo cơ hội cho nhiều bệnh nhân Parkinson tiếp cận với kỹ thuật cao rất cần Quỹ BHYT hỗ trợ một phần chi phí, giảm gánh nặng cho người bệnh. Hiện Bệnh viện cố gắng hỗ trợ bằng cách áp dụng chi phí trong giới hạn thấp nhất có thể cho người bệnh.
Ngọc Minh
Từ khóa
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…