Viêm da dị ứng là bệnh như thế nào?
Viêm da dị ứng còn được gọi là viêm da dị ứng, là một tình trạng bệnh lý thường gặp của da. Đây là bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian.
Viêm da dị ứng làm cho da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Mảng da khô xuất hiện ở vùng da đầu, trán và mặt. Mức độ của bệnh biến đổi từ nặng đến nhẹ. Khi bạn mắc viêm da dị ứng, bạn có thể đồng thời bị một bệnh lý khác như hen hoặc viêm mũi dị ứng.
Khi các bạn bị viêm da dị ứng, các bạn có thể làm bạn ngứa rất nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để ngăn tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
Các dạng viêm da dị ứng mà người bệnh cần biết
Dạng 1: Phát ban và phù mạch:
+ Phát ban:
Khi bạn bị phát ban, vùng da nông bị sưng, ngứa, đỏ có thể thay đổi về kích thước, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Phát ban là do chất histamine – gây nhiều triệu chứng dị ứng trong lớp da trên.
Một số người bị mề đay mãn tính xuất hiện hầu như hàng ngày kéo dài hàng tháng cho tới hàng năm. Với những trường hợp này, yếu tố như gãi, nén áp lực lên da có thể làm vượng triệu chứng phát ban
+ Phù mạch
Bệnh này thường là sưng lớp da sâu, đôi khi xuất hiện cùng với phát ban. Phù mạch không đỏ, không ngứa, thường xuất hiện ở các mô mềm như mi mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Ban và phù mạch có thể xuất hiện cùng nhau hoặc tách biệt trên cơ thể. Phù mạch do phản ứng của các chất hóa học ở lớp da sâu hơn. Những chất này thường được dự trữ trong tế bào mast của cơ thể.
Dạng 2: Mề đay do tác động vật lý
Bệnh là ban do nguồn bên ngoài như cọ xát da, lạnh, nóng, hoạt động gắng sức, áp lực hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Những bệnh nhân mề đay mãn thường cho rằng ít nhất một trong số các tác nhân vật lý trên gây ra triệu chứng phát ban của họ.
Dạng 3: Viêm da tiếp xúc:
Khi một số chất tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây ban gọi là viêm da tiếp xúc. Phản ứng này có thể do phản ứng dị ứng hoặc không dị ứng. Thường rất khó để phân biệt giữa hai loại phản ứng này. Tiêu chuẩn vàng của viêm da tiếp xúc dị ứng là chỉ xảy ra ở những nơi có tác nhân thủ phạm, ví dụ hóa chất tiếp xúc với da.
Dạng 4: Viêm da tiếp xúc kích thích
Bệnh thường đau nhiều hơn ngứa do tác nhân phá hỏng da khi tiếp xúc. Thời gian tiếp xúc càng nhiều, nồng độ chất càng cao thì mức độ phản ứng càng nặng. Xà phòng và thuốc tẩy là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc.
Dạng 5: Viêm da dị ứng/Eczema
Là phản ứng dị ứng, thướng xuất hiện ở các vị trí như mặt, khuỷu tay và đầu gối. Ban đỏ, ngứa, có vẩy thường thấy ở trẻ nhỏ, nhưng có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn ở các cá thể có tiền sử gia đình bị dị ứng. Eczema có thể có lúc rỉ nước, có lúc rất khô. Bác sĩ chẩn đoán viêm da dị ứng dựa vào 3 yếu tố: 1) ngứa, 2) dát khô sần của chàm, 3) cơ địa dị ứng.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…