Tiêu hóa

Bệnh trĩ những điều nên biết để phòng và xử trí

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam ngày càng ra tăng, dân gian có câu: “thập nhân cửu trĩ” (mười người thì 9 người bị trĩ) để nói rất nhiều người mắc bệnh này.

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vậy, nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cách phòng ngừa căn bệnh này thế nào? Chúng ta sẽ cùng Y học Bạch Mai tìm hiểu vấn đề này.

Bệnh trĩ là gì

– Bệnh trĩ là bệnh mạn tính do sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ.

– Búi trĩ thuộc tĩnh mạch trĩ trên gọi là trĩ nội, tĩnh mạch trĩ dưới gọi là trĩ ngoại.

– Vị trí của trĩ nội nằm ở dưới trực tràng và phần trên của hậu môn, trĩ ngoại nằm ở hậu môn. 

Nguyên nhân

– Đứng nhiều, ngồi nhiều.

– Làm việc nặng nhọc.

– Táo bón, tiêu chảy, lỵ.

– Viêm đại tràng mạn tính.

– Chế độ ăn uống không hợp lý.

Đối tượng mắc bệnh

– Nam, nữ mọi lứa tuổi (chủ yếu tập trung ở tuổi thanh niên, trung niên)

– Các ngành nghề: nông dân, công nhân, công chức hành chính…

– Phụ nữ đang mang thai, cho con bú… 

Biểu hiện của bệnh trĩ

– Đi ngoài ra máu.

– Sa búi trĩ.

Hậu quả khi bị trĩ

– Tắc mạch trĩ.

– Nứt hậu môn.

– Sa bệnh trĩ.

– Chảy máu ồ ạt cấp tính…

Tâm sự của một người mắc bệnh trĩ

Cô L.T.T 57 tuổi (Lĩnh Nam, Hà Nội)

“Bị bệnh trĩ đã hơn 10 năm và qua 2 lần phẫu thuật tôi mới hiểu hết được những đau đớn cũng như sự bất tiện khi bị căn bệnh này.

Thời gian còn làm công nhân phân nhà máy X…vì đi 3 ca liên tục, công việc nặng nhọc, lại làm việc trên dây truyền.. nên tôi nhịn tiểu tiện, đại tiện…. Chỉ đến khi hết ca… việc vệ sinh mới được thực hiện…Lâu ngày thành quen, thành ra tôi thường xuyên bị táo bón…

Mãi đến khi đại tiện đau, ra máu, sờ vào vùng hậu môn…cảm giác có gì đó vương vướng…nên tôi mới đi khám…và phát hiện bị trĩ giai đoạn 2. Uống thuốc, bôi thuốc… không khỏi tôi phải đi mổ cắt trĩ (năm 2005).

Sau mổ, một thời gian thấy “tạm ổn” nên tôi “quên luôn” cần phải giữ gìn và kiêng khem ăn uống, tập luyện… Thời gian gần đây, bắt đầu có biểu hiện đau….cơn đau mau dần kèm đi ngoài ra máu…ngồi cũng đau, đi lại vướng, khó chịu, mất ăn mất ngủ…. nên tôi đi khám lại. Kết quả, bệnh trĩ đã ở giai đoạn 3 kích cỡ bằng quả táo cần phải mổ…

Sau 5 ngày nằm viện (tháng 7/2013) vừa đau đớn, vừa mất tiền….tôi mới nhận ra rằng…. căn bệnh này cần phải tuân thủ những quy định về ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt là hình thành thói quen đi đại tiện hàng ngày…”

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng

“Tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35-50%. Theo một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có đến 55% dân số mắc trĩ. Đặc biệt, ở Vĩnh Phúc, cứ 10 người dân thì 8 người bị bệnh này.

Tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 45. Bệnh tập trung ở thành phố công nghiệp và liên quan đến công việc. Những nghề nghiệp có tỷ lệ mắc trĩ cao nhất là nông dân, công chức hành chính, công nhân và học sinh, sinh viên.

Khoảng 2/3 số bệnh nhân trĩ không được điều trị. Trong những bệnh nhân được chữa bệnh, hiệu quả cũng không được như mong đợi. Hiện có rất nhiều phương pháp và cơ sở chữa trĩ; mỗi phòng khám, mỗi thầy có một phương pháp khác nhau, chưa có sự thống nhất về chỉ định và phương pháp điều trị. Vì vậy, tỷ lệ biến chứng và tái phát sau điều trị còn cao, nhiều bệnh nhân có di chứng như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ”

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

I. Chế độ ăn uống

a) Nhóm thực phẩm

1.Thức ăn có nhiều chất xơ

– Các loại rau quả: cà rốt, chuối măng, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…

– Các loại ngũ cốc như: đậu phụ, ngũ cốc xay…

2.Thức ăn nhuận tràng

– Một số loại rau có tính nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

– Hoa quả

+ Chuối là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc dưa hấu.

+ Khoai lang có công dụng nhuận tràng tốt, ăn thêm vào các bữa ăn phụ.

+ Măng có nhiều vitamin, tác dụng nhuận tràng.

+ Mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng.

– Magne

+ Magne là một khoáng chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón.

+ Thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…

3. Thức ăn nhiều chất sắt

Nguyên nhân:

Do bệnh trĩ gây mất máu mãn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy, chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt.

+ Thực phẩm: gan gà, cua hấp, cá ngừ, thịt rùa..

+ Hoa quả: mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè..

+ Các loại rau: khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, vừng …

4. Các loại dầu

– Dầu ô liu, dầu lanh, giấm táo…

– Bổ sung dầu cá (là một trong những loại dầu quan trọng cần dùng thường xuyên)

Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

b) Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Mục đích: Uống nước đề phòng táo bón và có tác dụng làm mềm phân.

– Một người/ngày đảm bảo uống từ 1,5 đến 2,5 lít nước.

– Uống các loại nước: nước khoáng, nước trái cây, nước rau quả, súp rau……

– Nước trái cây của các loại quả mọng, có màu đậu giúp ích cho người bị bệnh trĩ.

– Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin có thể giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra.

c) Thực phẩm cần tránh

– Muối (giữ lại nước trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ)

– Các chất gia vị cay, nóng (gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn)

– Cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein (làm tăng áp lực trong khung ruột)

– Giảm tối đa: bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt, sô-cô-la …(gây táo bón và tăng phản ứng ngứa hậu môn)

II. Tập thói quen đại tiện đúng giờ

Mục đích: đi đại tiện thường xuyên tạo thành thói quen cho cơ thể, giúp loại trừ bệnh trĩ.

– Nên hình thành thói quen mỗi sáng sớm thức dậy đúng giờ đi đại tiện, điều này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh trĩ.

– Không nên nhịn đại tiện vì sẽ gây ra táo bón.

– Từ bỏ các thói quen:ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, đọc báo trong nhà vệ sinh hoặc dùng lực quá sức …đều là thói quen không tốt.

III. Vận động thường xuyên

Mục đích: Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có tác dụng tăng cường khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, trao đổi chất và tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy dạ dày đường ruột hoạt động, tăng bài tiết.

Hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe: tập aerobic, yoga, thiền, đi bộ, đạp xe..

– Tránh ngồi hay đứng quá lâu..

Kết luận

Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật…đặc biệt là bệnh trĩ. Để phòng tránh căn bệnh này, cần tạo một thói quen ăn ngủ, nghỉ khoa học…. kết hợp tuân thủ quy định về chế độ vệ sinh… tạo thói quen tốt hàng ngày.

Những người nghi ngờ bị trĩ, cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên xấu hổ mà để tình trạng bệnh nặng thêm…. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sỹ sẽ lựa chọn hướng điều trị phù hợp, có thể uống thuốc hay can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị bệnh.

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

5 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

5 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

6 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

6 days ago