Categories: Tin tức

Bệnh tay chân miệng tăng theo mùa tựu trường

Hai tuần qua, mỗi ngày có khoảng 80 em bé nhập viện khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) do bệnh tay chân miệng, tăng gấp đôi so với mùa hè.

Không sốt quá cao nhưng hai bàn tay chi chít nốt đỏ, bé Phúc An 5 tuổi từ Tiền Giang vào Bệnh viện Nhi đồng 1 chiều qua. “Đây là lần đầu tiên bé mắc bệnh, trẻ con trong xóm chưa có ai bị nhưng trường của bé có vài trường hợp”, người mẹ cho biết.

Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 gia tăng trong 2 tuần gần đây. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm cho biết đỉnh cao của dịch tay chân miệng là tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên hiện mới vài đầu mùa mà bệnh tăng nhanh. Năm 2014 số ca nhiều nhưng không nặng. Đầu năm 2015 đến nay số ca mắc tay chân miệng giảm hẳn, khoảng 20-30 ca. Tuy nhiên 2 tuần nay số bệnh nhi tăng liên tục. Bệnh viện hiện đã chuẩn bị về nhân lực, dịch truyền, thuốc men khi bệnh chuẩn bị vào mùa.

“Người nhà, bác sĩ hay bỏ sót bệnh tay chân miệng, không dặn dò người nhà bệnh nhân dấu hiệu nặng của bệnh. Có trẻ không sốt nhiều, lở miệng, nổi bóng nước, qua ngày thứ 3-4 thì diễn tiến nặng hơn rất nhanh”, bác sĩ Khanh cho biết.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa. Khi bé ăn và chơi đồ chơi có virus tay chân miệng dễ bị nhiễm virus. Người lớn bị tay chân miệng nhưng không biểu hiện ra ngoài vẫn có thể làm trẻ nhiễm. Đặc biệt người lớn có thói quen mớm cơm cho bé, nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Nhiều trường hợp trẻ nặng được điều trị riêng. Ảnh: Lê Phương.

Triệu chứng tay chân miệng thường là sốt nhẹ 2 ngày, sau hết sốt thì bỏng miệng, có bé bỏ ăn, sau đó nổi mẩn, bóng nước. Trẻ sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, ngủ giật mình chới với là có triệu chứng bị tay chân miệng. Một số em bị run tay chân, nổi bóng, nổi vân, tay chân lạnh là dấu hiệu quá nặng, có biến chứng.

“Bé càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng. Thường trẻ mắc tay chân miệng khi dưới 3 tuổi, đa số trường hợp nặng và nguy hiểm là trẻ 6 tháng đến một tuổi”, bác sĩ Khanh lưu ý.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo gia đình có trẻ mắc bệnh thì phải báo với trường, để nhà trường kịp thời có phương pháp khử trùng, vệ sinh lớp học đề phòng lây lan cho bé khác. Trẻ bị nhiễm cần phải cách ly đến trường tối thiểu 10 ngày. Có thể phòng ngừa bệnh bằng cách rửa tay dưới vòi nước, rửa bằng xà phòng để virus trôi đi. Virus tay chân miệng thường sống dai, bám sàn nhà, đồ chơi… nên phải sát trùng bằng xà bông.

Lê Phương

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago