Categories: Sức khoẻ

Bệnh tay chân miệng gia tăng đầu mùa tựu trường

(Tin tức) – Trung bình mỗi ngày khoa Nhi – Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh đang phải tiếp nhận điều trị cho 50-60 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Hầu hết trẻ bị sốt, sau đó nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng, một số em xuất hiện thêm ở gối hoặc vùng mông, khuỷu tay.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng nhập viện tăng do mùa tựu trường

Ngày 10-9, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “2 tuần trở lại đây, bệnh nhi nhập viện vì nhiễm bệnh tay chân miệng đang tăng mạnh. Bình quân mỗi ngày tiếp nhận 50-60 ca, ngày cao nhất, khoa Nhiễm bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 80 em. Trong đó một trường hợp bé gái bị mắc bệnh nặng do phát hiện trễ, bị cao huyết áp, ói, co giật liên tục. Hiện đang phải điều trị bằng thuốc đặc hiệu”. Tay chân miệng có 2 mùa dịch, thông thường bệnh bùng phát vào tháng 3,4,5 rồi giảm đến 9,10,11 lại xuất hiện trở lại. Năm 2014, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận nhiều ca bệnh, nhưng diễn biến không nặng. Đầu năm 2015 số ca mắc tay chân miệng giảm hẳn đi chỉ còn 20-30 ca có xuất hiện ca nặng. Hai tuần trở lại đây, số trường hợp ca bệnh có triệu chứng nặng đang trong chiều hướng gia tăng. Theo đó, các trường hợp trở nặng như: Trẻ sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, ngủ giật mình chới với. Ngoài ra một số em bị run tay chân, nổi bong, nổi vân, tay chân lạnh là dấu hiệu quá nặng, dễ có biến chứng. Theo bác sĩ Khanh, hiện nay bệnh tay chân miệng giai đoạn đầu mùa có dấu hiệu tăng nhanh là do trùng với thời điểm mùa tựu trường. Trẻ em tập trung đông tại các trường học, đây là môi trường dễ lây lan dịch bệnh nhất. Bên cạnh đó, nguyên nhân do người nhà, bác sĩ hay bỏ sót bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng dễ nhầm lẫn với sốt siêu vi, viêm họng, hoặc viêm não. Do phát hiện trễ, chẩn đoán nhầm nên trẻ mắc bệnh sang ngày thứ 3-4 thì trở nặng hơn rất nhanh. Theo bác sĩ Khanh, để phòng trừ bệnh tay chân miệng lây lan, trẻ cần được rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước. Do virus số tay chân miệng tồn tại lâu ngoài môi trường, chúng có sức sống lâu bền, bám sàn nhà, đồ chơi, như vậy phụ huynh cần phải sát trùng đồ chơi bằng xà phòng, vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Tại trường học thì phải dùng nước sát khuẩn. Các phụ huynh cần lưu ý, trong gia đình có trẻ mắc bệnh thì phải cách ly trường học tối thiểu 10 ngày và báo cáo kịp thời cho nhà trường, để tiến hành khử trùng, vệ sinh lớp học đề phòng lây lan cho bé khác.

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

12 hours ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

12 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

15 hours ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

3 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

3 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

3 days ago