Theo Dailymail, các nhà nghiên cứu tại Anh vừa đưa ra một thời gian biểu cho các căn bệnh thường gặp trong suốt cuộc đời… Qua đó giúp mọi người có bước chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những vấn đề sức khỏe đến cùng với tuổi tác.
Từ kết quả khảo sát trên 2.000 người của tổ chức tư vấn sức khỏe Uniquely You, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những cột mốc về tuổi cùng với căn bệnh tương ứng. 1/5 số người khảo sát cho biết lúc còn trẻ họ từng chơi thể thao thường xuyên, khi già họ lại gặp nhiều vấn đề về xương khớp hơn do các chấn thương từ thể thao để lại.
Đa số những người trên 30 tuổi cho biết họ cảm thấy sức khỏe xấu dần đi theo năm tháng. Tuy nhiên, bốn trên mười người tin rằng sức khỏe của họ tốt hơn so với cha mẹ ngày trước, với 60% số người tham gia khảo sát cho biết, càng già đi thì họ càng chú ý nhiều hơn đến sức khỏe.
Mối quan tâm hàng đầu của mọi người là sức khỏe tim mạch, vấn đề về trí nhớ và mức độ căng thẳng, tiếp theo đó là các cơn đau nhức sụn khớp và đau lưng. Những người mắc nhiều bệnh nhất thường có một chế độ ăn uống kém lành mạnh, ít tập thể dục, uống quá nhiều rượu và thiếu ngủ. Hút thuốc và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời cũng là những thói quen xấu mà nhiều người mắc phải.
Sau đây là các căn bệnh phổ biến theo từng mốc thời gian trong cuộc đời mỗi người, kèm theo đó là những lời khuyên từ chuyên gia để đối mặt với chúng:
1. Đau đầu và đau nửa đầu ở tuổi 24
Bệnh đau đầu và đau nửa đầu thường xuất hiện từ lứa tuổi thanh niên. Nguyên nhân dẫn đến cơn đau chính là sự co dãn mạch máu não. Căn bệnh này chịu ảnh hưởng của hormon estrogen nên thường gặp nhiều ở nữ giới, đặc biệt vào trước kỳ kinh nguyệt.
Cách phòng tránh
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, thay đổi thói quen sống là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn cơn đau đầu bộc phát:
– Đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày lễ.
– Luyện tập aerobic vừa phải có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng, thời gian và số lượng các chứng đau nửa đầu.
– Ăn uống đều đặn, chú ý bổ sung magie, vitamin nhóm B và uống đủ hai lít nước mỗi ngày.
– Hạn chế stress bằng cách nghe nhạc, đi bộ hay tập yoga.
2. Mắt cá chân yếu từ tuổi 32
Từ tuổi 32, mắt cá chân trở nên yếu đi khiến chúng ta bị đau khi phải đi lại thường xuyên hay đứng lâu, đặc biệt đối với phụ nữ mang giày cao gót.
Cách phòng tránh
Áp dụng các bài tập rèn luyện khớp mắt cá thường xuyên:
– Đứng một chân: Đứng thẳng, hai chân để rộng bằng vai. Co gối, nhấc chân phải lên khỏi mặt đất trong 30 giây. Lặp lại với chân trái.
– Nhón gót: Đứng thẳng, hai chân để rộng bằng vai, để hai tay sát hông. Từ từ nhón gót chân lên khỏi sàn càng cao càng tốt. Tạm dừng, sau đó từ từ trở lại vị trí bắt đầu.
– Nhịp chân: Đứng thẳng, hai chân để rộng bằng vai, để hai tay sát hông. Di chuyển chân phải lên trước sao cho gót chân phải ngang với ngón chân trái. Giữ gót chân phải trên sàn nhà, nhịp mũi bàn chân lên xuống và sang trái phải 20 lần. Lặp lại tương tự với chân trái.
3. Đau lưng khi 33 tuổi
Đau lưng có thể đột ngột hoặc dai dẳng gây khó khăn cho việc di chuyển. Cơn đau lưng có thể bắt nguồn từ chấn thương do bị ngã, nâng một vật quá nặng, hoặc xuất hiện vào đầu những năm 30 tuổi.
Cách phòng tránh
– Phần thân trên quá nặng có thể kéo căng cơ vùng lưng gây đau, do đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để tránh béo phì.
– Mang giày gót bằng có đế đệm để giúp làm giảm áp lực trên lưng.
– Tránh các cử động đột ngột có thể gây ra căng cơ.
– Cố gắng giảm bớt lo lắng và căng thẳng.
– Tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ và bơi lội
4. Suy yếu khớp gối vào năm 37 tuổi
Vấn đề yếu khớp gối có thể được ngăn ngừa bằng những cách sau:
– Làm nóng trước khi chơi thể thao. Đi bộ và kéo dãn là những bài tập khởi động giúp căng các cơ ở mặt trước và mặt sau của đùi.
– Phát triển sức mạnh các cơ bắp chân (ví dụ đi bộ lên cầu thang, đi xe đạp).
– Mang giày phù hợp và tránh lạm dụng giày cao gót.
– Duy trì cân nặng vừa phải..
5. Bạc tóc bắt đầu từ tuổi 39
Bạn có thể làm chậm quá trình bạc tóc bằng cách:
– Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
– Ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin nhóm A và B, đặc biệt là B5. Bổ sung sắt bằng ngũ cốc, rau xanh và các loại quả có màu vàng cam. Tránh ăn vặt và không nên uống nhiều cà phê.
– Tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng.
6. Đau khớp và viêm khớp dai dẳng từ 40 tuổi
Một số yếu tố gây viêm xương khớp có thể được phòng chống:
– Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp.
– Hạn chế đi giày cao gót.
– Chơi thể thao vừa phải như chạy bộ, bơi lội, đạp xe.
– Bổ sung vitamin D và uống đủ nước.
6. Đổ mồ hôi đêm trong giai đoạn mãn kinh
Cảm giác nóng bừng đột ngột hay đổ mồ hôi đêm thường xuất hiện khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh (50 tuổi). Bạn hãy:
– Tránh xa thuốc lá, hạn chế uống rượu, trà và cà phê.
– Giữ cho căn nhà của bạn luôn mát mẻ và bận quần áo thoáng mát bằng chất liệu bông hoặc lụa.
– Sử dụng tấm đệm trải giường để dễ thay khi cần.
– Không tắm nước quá nóng. Có thể uống nước lạnh hoặc rửa mặt để giảm thân nhiệt.
– Tránh ăn thức ăn cay. Ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành để bổ sung estrogen thực vật.
K.A (Theo PNO)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…