Bệnh rối loạn lưỡng cực: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, phân biệt, điều trị
Bệnh rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc tăng động, nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm. Đây là căn bệnh phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống của người bệnh.
Người mắc chứng bệnh này khi thì chán nản, tuyệt vọng trong các hoạt động thường ngày, khi thì hưng phấn, phấn khích. Biện pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu là sử dụng thuốc và tư vấn. Ngoài ra, người bệnh còn cần thêm sự trợ giúp của những người thân xung quanh và giáo dục để kiểm soát hành vi. Bệnh rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Sự thất thường của trạng thái tâm lý người bệnh thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc có thể nhiều lần trong tuần.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực
Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản
Bệnh rối loạn lưỡng cực có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau đây:
– Dựa vào các dấu hiệu về cảm xúc
+ Khi người bệnh ở trạng thái hưng cảm: bệnh nhân cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan một cách quá độ. Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực…
+ Khi ở trạng thái trầm cảm: người bệnh cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, hay khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ…
– Dựa vào các dấu hiệu về hành vi
Ở trạng thái rối loạn lưỡng cực hưng cảm:
+ Gia tăng tâm trạng, không phù hợp với tình huống cá nhân. Thường người bệnh sẽ cực kì sảng khoái, bị lấn át bởi cảm giác khỏe mạnh và quan trọng hóa bản thân.
+ Bệnh nhân sẽ ăn uống nhiều hơn
+ Nói nhiều, thường nhanh và to hơn bình thường, khó mà người khác có thể theo kịp.
+ Hoạt động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng
+ Giảm nhu cầu ngủ.
+ Khả năng quyết định suy giảm
+ Người bệnh có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác
+ Cảm xúc hân hoan không phù hợp
+ Tăng ham muốn tình dục
+ Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tâm thần về ảo tưởng và ảo giác. Nội dung thường liên quan đến sự phấn khích và các cảm giác không thực tế về tầm quan trọng của bản thân.
Ở trạng thái trầm cảm:
+ Cảm giác mất hạnh phúc, mất cam hứng trong công việc
+ Người bệnh sẽ ăn ít đi
+ Lười vận động
+ Không thích giao tiếp với cộng đồng
+ Cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, thấy mình vô dụng
+ Cảm thấy khó để đưa ra quyết định dù chỉ là quyết định nhỏ
+ Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc muốn tự tử
Bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ xảy ra theo chu kỳ. Tâm trạng của người bệnh cũng sẽ thay đổi theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc theo mùa..
Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được sự tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia.
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực được cho là do sự mất cân bằng của các chất truyền tin trong não. Bệnh thường xảy ra trong gia đình, và được cho là sự khác biệt trên mã gene khiến họ dễ mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Các sự kiện lớn trong đời như mất đi người thân, tan vỡ trong các mối quan hệ hay các căng thẳng lớn khác có thể khởi phát các đợt bệnh, đồng thời có thể khởi phát các bệnh thực thể hay các vấn đề về giấc ngủ.
Phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm
Để điều trị hiệu quả, cần chẩn đoán chính xác rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Việc phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm của rối loạn lưỡng cực là rất cần thiết vì 2 bệnh này khác nhau về di truyền, gốc lâm sàng, kết quả, và điều trị.
Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực sẽ rất khó để chẩn đoán nếu bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm và không có những biểu hiện hưng cảm hoặc phấn khích.
Đặc trưng duy nhất của trầm cảm đơn cực là trầm cảm nặng.
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có 3 giai đoạn khác nhau:
+ Giai đoạn trầm cảm nặng
+ Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn
+ Giai đoạn trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực là nhóm các bệnh lý khá nặng nề. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh trầm cảm.
Điều trị rối loạn lưỡng cực
Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần được điều trị sớm
Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần được thăm khám tại các cơ sở y tế. Sau khi được khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm khác để chắc chắn người bệnh có những triệu chứng đang mắc không phải là do một bệnh lý nào khác gây ra.
Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc.
Các thuốc sử dụng trong chứng rối loạn lưỡng cực:
– Thuốc an thần: Một số thuốc an thần thường được sử dụng như: lithium (Lithobid), acid valproic (Depakene), carbamazepine (Tegretol) và lamotrigine (Lamictal).
– Chống loạn thần:
Nếu những triệu chứng của trầm cảm hoặc hưng phấn còn tiếp diễn, người bệnh có thể được kê thêm thuốc chống loạn thần như olanzapine (Zyprexa), Risperidone (Risperdal),…
– Chống trầm cảm:
Bác sĩ có thể kê thuốc này để giúp người bệnh trong giai đoạn trầm cảm.
Các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc đầu tiên để kiểm soát các triệu chứng của bệnh
– Thuốc chống loạn thần – trầm cảm:
Symbax là thuốc kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm fluoxetine và thuốc chống loạn thần olanzapine.
– Thuốc điều trị rối loạn lo âu:
Benzodiazepine giúp điều trị các triệu chứng lo âu và cải thiện giấc ngủ, nhưng thuốc thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
Điều trị lâu dài
Người bệnh cần được điều trị lâu dài ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã đỡ. Những người bỏ qua đợt điều trị lâu dài này có tỉ lệ tái phát bệnh rất cao.
Liệu pháp điều trị tư vấn: Khi người bệnh đang trải qua những triệu chứng không kiểm soát được nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn.
Cai rượu, bia: Nếu người bệnh đang nghiện cồn hoặc các chất kích thích cũng cần có các biện pháp như sử dụng thuốc điều trị lạm dụng rượu, bia.
Những người bỏ qua đợt điều trị lâu dài này có tỉ lệ tái phát bệnh rất cao
Nhập viện
Nhập viện cần thiết ở những bệnh nhân không kiểm soát được hành vi của mình, có ý nghĩa tự tử, làm hại bản thân hoặc những người xung quanh. Tiếp nhận điều trị tâm thần ở bệnh viện có thể làm ổn định lại trạng thái của người bệnh, ở trạng thái hưng cảm hoặc trầm cảm.
Thêm vào đó, người bệnh sẽ được theo dõi liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát rối loạn LC hưng cảm hoặc trạng thái trầm cảm. Người bệnh sẽ có thể phải uống lithium suốt đời nếu bệnh trở nặng.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh điều trị rối loạn hành và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
Người bị bệnh rối loạn lưỡng cực cần có chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc và cố định theo giờ, không mặc cảm tự ti với xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, tránh xa các chất kích thích như cà phê, bia, rượu…
Đây là căn bệnh phức tạp, cần được điều trị kết hợp thuốc và điều trị tâm lý. Thuốc cần có thời gian để phát huy tác dụng. Việc điều chỉnh thuốc tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Bệnh nhân không nên tự ý ngưng thuốc hoặc tự ý sử dụng thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…