Categories: Truyền nhiễm

Bệnh quai bị nguy hiểm thế nào?

Bệnh quai bị có thể tự khỏi trong 7-10 ngày, nhưng không được điều trị đúng cách và kịp thời, bạn có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Triệu chứng khi mắc quai bị?

  • Hai má sưng to, đau răng, rát lưỡi
  • Khó chịu, ăn kém, sốt, đau họng, đau góc hàm
  • Đau đầu, sốt cao, phát ban, ho khan

Theo Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong 1 tuần.

2. Bệnh lây nhiễm theo con đường nào?

  • Sử dụng chung quần áo, sữa rửa mặt, lược chải tóc
  • Đường hô hấp, ăn uống, nước bọt khi nói, ho, hắt hơi

Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên. Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người.

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh?

  • Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm tuỵ, viêm buồng trứng, viêm não, sẩy thai, sinh con dị dạng…
  • Sai khớp cắn, thay đổi giọng nói, đau đầu mạn tính, ù tai, viêm màng não…

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường, Phó khoa Bệnh truyền nhiễm – Bệnh viện E (Hà Nội), cho biết biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh do viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp biến chứng khác như nhồi màu phổi, viêm tuỵ, viêm buồng trứng, viêm não, sẩy thai, sinh con dị dạng, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác, rối loạn chức năng gan,…

4. Tỷ lệ nam giới có thể vô sinh do mắc quai bị?

  • 15-20%
  • 20-35%
  • 35-40%

Theo thạc sĩ Cường, bệnh quai bị ở người lớn ít gặp, nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng ở trẻ em. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn với tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày. Bên cạnh đó, tinh hoàn có thể sưng to, đau, mào tinh căng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng, thậm chí vô sinh.

5. Làm gì khi mắc quai bị?

  • Cách ly hai tuần kể từ khi phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau toàn thân, uống thuốc hạ sốt
  • Thoa dầu gió để giảm sưng, uống nước mát hạ nhiệt, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng

Bác sĩ Cường khuyến cáo bệnh nhân cần cách ly hai tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quai bị tốt nhất, có thể tiêm từ khi trẻ 9 tháng tuổi.

 

Phương Anh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago