Tiêu hóa

Bệnh nứt kẽ hậu môn chẩn đoán và thuốc điều trị

Bệnh nứt kẽ hậu môn (NHM) là một bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, với tình trạng xuất hiện vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn, gây ra cơn đau nhói khi đi đại tiện. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) và người già.

Nguyên nhân:

Táo bón: nguyên nhân thường gặp, do quá trình rặn để đẩy phân cứng và to ra ngoài.

Tiêu chảy kéo dài: kích thích nhu động ruột làm rách hậu môn.

Sinh đẻ: thai phụ sau khi sinh thường bị nứt hậu môn do chấn thương vùng chậu trong quá trình sinh.

Bệnh lý: các bệnh lý ảnh hưởng đến vùng hậu môn trực tràng như bệnh Crohn, loét đại tràng, viêm ruột… cũng gây ra nứt hậu môn.

Chấn thương ở vùng hậu môn do thăm khám trực tràng, sử dụng nhiệt kế, giao hợp bằng đường hậu môn…

Triệu chứng:

– Có vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn.

– Đau nhói khi đi đại tiện và có thể kéo dài sau vài giờ.

– Ngứa và bỏng rát quanh vùng hậu môn.

– Xuất hiện một ít máu tươi lẫn trong phân hay giấy vệ sinh…

Biến chứng:

Các triệu chứng trong bệnh NHM thường tự khỏi trong vòng 1 – 4 tuần ở dạng cấp tính. Trong một số trường hợp sẽ chuyển sang dạng mãn tình khi các triệu chứng này kéo dài > 6 tuần.

– Thường hay tái phát.

– Vết rách lan rộng đến cơ vòng hậu môn. Sự co thắt của cơ vòng hậu môn khiến vết rách lâu lành.

Thuốc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Các thuốc được sử dụng trong điều trị NHM chủ yếu làm giảm các triệu chứng bệnh và thúc đẩy nhanh quá trình tự khỏi bệnh.

Nhóm thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin) và các thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, naproxen…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau của NHM.

Nhóm thuốc nhuận tràng: nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị NHM do nguyên nhân táo bón, vì có tác dụng làm mềm phân và giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng. Nhóm thuốc này có 2 loại thuốc thường được sử dụng:

Thuốc nhuận tràng tạo khối (polycarbophil, psyllium, methylcellulose…) là các polysaccarid thiên nhiên (ở dạng hạt, chất xơ, chất nhầy…) hay tổng hợp, có khả năng hấp phụ nước gấp nhiều lần so với thể tích của chúng, nên làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho người lớn.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (lactulose): thường ở dạng muối vô cơ hay đường, có tác dụng làm gia tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột. nhóm thuốc này thường được sử dụng cho trẻ em.

Nhóm thuốc corticosteroid (hydrocortison, betamethason….): có tác dụng kháng viêm, chống ngứa ở vùng hậu môn, thường được sử dụng ở dạng thuốc kem, thuốc mỡ.

Nhóm thuốc gây tê cục bộ (benzocain, lidocain, tetracain…): có tác dụng giảm đau, ngứa, bỏng rát… ở vùng hậu môn. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…).

Cần lưu ý: nhóm thuốc này có thể gây viêm da tiếp xúc do dị ứng, vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, sưng, nóng, đỏ, đau cần lập tức ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Các chất làm se da (calamin, oxid kẽm…): thường được sử dụng ở dạng thuốc dùng ngoài (gel, thuốc mỡ…) có tác dụng làm đông tụ protein tại chỗ nên làm se da, bảo vệ tạm thời vùng hậu môn khỏi bị ngứa, đau, bỏng rát…

Nitroglycerin: thường được sử dụng ở dạng thuốc mỡ, là thuốc có tính giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu đến hậu môn giúp vết nứt mau lành. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng thư giãn cơ vòng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc là nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp…

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, diltiazem…): thường được sử dụng ở dạng thuốc viên hay thuốc mỡ, có tác dụng tang cường lưu thông máu và thư giãn cơ vòng hậu môn. Chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi nitroglycerin không mang lại hiệu quả điều trị.

Botulinum typ A (botox): thường được sử dụng ở dạng thuốc chích, có tác dụng làm liệt cơ vòng hậu môn, chống co thắt.

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc còn có các phương pháp khác như: điều trị bằng phẫu thuật hay điều trị không dùng thuốc…

Phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp ngăn ngừa táo bón, là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh NHM. Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, tăng cường luyện tập thể dục thể thao… sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị và phòng tránh được bệnh này.

DS. MAI XUÂN DŨNG

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago