Được xây dựng từ thời Pháp, ngôi nhà số 237 (số cũ 227) Nơ Trang Long, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM là một trong số những căn biệt thự hiếm hoi còn sót lại của Sài Gòn xưa. Đây là một trong những ngôi biệt thự có kiến trúc Pháp đẹp ở Sài Gòn. Mới đây, ngôi nhà này đã bị phá bỏ.
Biệt thự này được xây theo phong cách châu Âu, hoàn thành năm 1923. Do biệt thự đang có tranh chấp nên việc bảo dưỡng không được thực hiện, bị xuống cấp trầm trọng. Cuối năm 2015, chủ nhà từng rao bán căn biệt thự rộng 443 m2 này giá 35 tỷ đồng.
Ngay sau vụ phá bỏ ngôi biệt thự cổ này, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM đã chia sẻ rằng: “Đối với những căn biệt thự xây dựng thời Pháp thuộc diện di sản văn hóa. Nếu người dân muốn tháo bỏ hoặc tu sửa phải xin giấy thẩm định từ Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM và giấy phép của UBND TP.HCM. Hiện TP.HCM còn hơn 100 căn biệt thự của Pháp”.
Dư luận còn chưa hết tiếc nuối về ngôi biệt thự trên đường Nơ Trang Long bị đập bỏ thì lại thêm một kiến trúc thời Pháp vừa mất đi vĩnh viễn. Ngôi biệt thự cổ số 12 đường Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM mang kiến trúc Pháp, diện tích đất nền 600m2.
Được biết, ngôi biệt thự cổ và mảnh đất số 12 đường Lý Tự Trọng này được đại diện một công ty bất động sản rao bán với giá 300 tỉ đồng.
“Ngôi biệt thự này vẫn còn kiên cố lắm. Nhìn nó rất là đẹp, tôi thích. Không hiểu cơ quan chức năng quản lý sao mà giờ bị phá bỏ thế này. Việc không bảo tồn được những giá trị cổ là điều mất mác vô cùng to lớn.
Giá như giữa nhà nước và người dân có chung tiếng nói thì sự trường tồn của những biệt thự cổ này là minh chứng cho Sài Gòn phát triển. Biệt thự cổ giờ mất rồi còn đâu”, anh Hồ Thanh Phong, một người dân gần đây tiếc nuối chia sẻ.
“Hơn 50% các chủ nhân căn biệt thự đều không có khả năng trùng tu, phần lớn bán cho chủ khác và mua căn nhà mới để sinh sống. Các biệt thự cổ ở TP.HCM nằm rải rác, nhỏ lẻ, không ở một chỗ nên khó có thể làm du lịch hoặc biến đổi thành nhà công vụ”, Thạc sĩ – Kiến trúc sư Lê Minh Huy bày tỏ quan điểm khi nói về những ngôi biệt thự cổ.
Có thể nói qua 2 ngôi biệt thự bị phá bỏ gây sự tiếc nuối cho người dân thì công tác quản lý của cơ quan chức năng còn gặp nhiều lúng túng. Các cơ quan chức năng không kịp thời quản lý, chậm trễ trong trong tác ngăn chặn kịp thời. Chính vì thế nên khi người dân tháo bỏ xong, chính quyền mới xuống tạm ngưng. Như vậy liệu có muộn quá chăng?
Thông tư 38/2009 của Bộ Xây dựng quy định nhà biệt thự được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa, biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do Hội đồng bảo tồn (thành lập theo Luật Nhà ở) xác định và lập danh sách để trình UBND TP.HCM phê duyệt. Những biệt thự này được giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.
Nhóm 2 là biệt thự có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa, không thuộc nhóm 1, cũng do Hội đồng bảo tồn xác định, lập danh sách và do UBND TP.HCM phê duyệt. Các biệt thự nhóm này phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, có thể thay đổi cấu trúc bên trong.
Các biệt thự nhóm 3 là biệt thự không thuộc nhóm 1 và nhóm 2 trên. Chủ nhà được xây, sửa theo các quy định về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng hiện hành.
Thái Minh
Nguồn: Báo Tầm Nhìn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…