1. Số liệu dinh dưỡng (Nutrition Facts)
Từ năm 1994, FDA (Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) đã yêu cầu các thông tin về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm phải được ghi cụ thể trong một chiếc khung trắng đen riêng biệt, và có thể dễ dàng tìm thấy trên bao bì sản phẩm. Sẽ là thiếu sót nếu các chủ bếp thời công nghệ không có thói quen tìm hiểu kỹ số liệu dinh dưỡng trên nhãn mác, vì đây thực sự là công cụ hữu ích giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống khỏe mạnh, khoa học, và thích hợp cho việc giảm cân của bản thân và cả gia đình.
Rành rẽ về dinh dưỡng là cần thiết, làm sao bảo quản để giữ trọn dưỡng chất trong thực phẩm cũng quan trọng không kém.
Thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác là công cụ hữu ích giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống khỏe mạnh, khoa học
a. Khẩu phần
Dòng đầu tiên của thành phần dinh dưỡng là khẩu phần và số lượng khẩu phần nằm trong mỗi bao gói sản phẩm. Khẩu phần ăn được tính bằng khối lượng ăn trong một lần, và thường được chuẩn hóa bằng cốc, miếng, hay đơn vị đo lường như gram, mililít.Việc này giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh giữa các loại thực phẩm tương đương. Tiếp đó, bạn cần biết số lượng khẩu phần trong mỗi gói sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn dùng hết một gói sản phẩm có số lượng khẩu phần là 5, điều đó có nghĩa bạn đã sử dụng khẩu phần dành cho 5 người, và vì thế, có thể hấp thụ gấp 5 lần số dưỡng chất được ghi trên nhãn mác. Với những loại thực phẩm không dùng hết một lần, cần lưu trữ đúng cách trong ngăn tủ lạnh Showcase phù hợp, để có thể tận dụng cho những lần tiếp theo.
b. Calories
Calories (calo) cung cấp một thước đo tiêu chuẩn về số năng lượng người dùng nhận được từ một khẩu phần ăn. Lượng calo là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trọng lượng. Vì vậy, các chủ bếp cần biết lượng calo trên một khẩu phần để lựa chọn thực phẩm và số lượng khẩu phần ăn, sao cho phù hợp cho nhu cầu cân nặng (giảm, tăng hay duy trì).
c. Dưỡng chất (Nutrients)
Để đảm bảo sức khoẻ, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa quá nhiều mỡ (đặc biệt là mỡ chiên đi chiên lại (trans-fat), muối (sodium), và cholesterol để tránh các bệnh béo phì, huyết áp cao, mỡ trong máu… Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn chỉ nên dùng 2.300mg muối và hạn chế trong khoảng 300g cholesterol mỗi ngày. Dựa vào thành phần dưỡng chất, bạn cũng có thể lựa chọn cho gia đình những sản phẩm phù hợp. Ví dụ, với trẻ em dưới 7 tuổi, lượng đường tối đa mà các bé nên dùng hàng ngày là 20g; vậy nên hãy tạm tránh xa những loại bánh kẹo có lượng đường lớn, hoặc nếu bé nhất quyết đòi mua một gói kẹo M&M (thường có 28 gam đường trong một túi nhỏ), hãy cắt giảm các thực phẩm chứa đường còn lại trong ngày. Ngược lại, bạn nên cố gắng sử dụng thật nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, vitamin C, canxi, sắt… Tất cả những chỉ số này đều được ghi trên nhãn mác thực phẩm.
Nên lựa chọn các sản phẩm giàu vitamin và ít chất béo, muối và cholesterol
d. Danh sách thành phần (Ingredients)
Danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm đóng vai trò quan trọng vì nó giúp bạn đánh giá đúng về sản phẩm và giá thành của nó. Ngoài ra, nếu bạn hay thành viên gia đình bị dị ứng với một số thực phẩm, thì đặc biệt cần lưu ý phần này, để tránh mua phải những sản phẩm có các thành phần gây kích ứng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều thành phần nhạy cảm cho sức khoẻ được “núp bóng” bằng tiếng Anh hay tên khoa học, như bột ngọt (chất điều vị 621 glutamate), màu nhân tạo, chất tạo ngọt, chất gây nghiện (caffein)… Vì vậy, các chủ bếp cần nghiên cứu kỹ để giảm thiểu những thành phần không tốt cho sức khỏe.
2. Hạn sử dụng
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, chủ bếp nên tuân thủ hạn sử dụng của sản phẩm. Các loại thực phẩm khác nhau có thời hạn sử dụng cũng khác nhau. Nguyên nhân là do mỗi loại sản phẩm có thành phần đặc trưng riêng, ngoài ra, hình thức đóng gói và công nghệ chế biến cũng dẫn tới sự khác nhau về hạn sử dụng của các sản phẩm.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay chỉ bao gồm một dãy số không rõ ràng, dẫn tới nhiều thắc mắc cho người tiêu dùng. Vì vậy, các chủ bếp nên cân nhắc lựa chọn những sản phẩm có ghi cụ thể HSD (Hạn sử dụng) và NSX (Ngày sản xuất). Ngoài ra, đối với các sản phẩm nhập ngoại, “use by” là hạn sử dụng để đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ và an toàn thực phẩm, “best before” để nói về độ tươi ngon và chất lượng của sản phẩm, và “sell by” để gợi ý cho nhà sản xuất và bán lẻ. Đây là một số cụm từ mà các chủ bếp cần phân biệt, nhưng tốt hơn hết, đối với các sản phẩm nhập khẩu, bạn cũng nên chú ý thêm tới hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt của các đơn vị phân phối để yên tâm hơn khi chọn mua hàng.
Đánh dấu ngày mở họp và thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng cho các thực phẩm
3. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
Khi chọn mua thực phẩm, các chủ bếp cần chú ý đến môi trường sử dụng để phù hợp với điều kiện sử dụng trên bao bì, ví dụ bảo quản lạnh, tránh ánh nắng mắt trời, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Chỉ khi bảo quản thực phẩm theo yêu cầu trên nhãn, hạn sử dụng trên bao bì mới thể hiện được giá trị của mình. Nếu không, kể cả sản phẩm chưa qua thời hạn sử dụng được ghi trên nhãn, thực phẩm cũng có thể bị biến chất gây nhiễm độc.
Đối với các sản phẩm được chỉ định bảo quản ở điều kiện lạnh, nhất thiết phải lưu trữ trong tủ lạnh
Đối với các sản phẩm đã mở bao bì nhưng chưa thể sử dụng hết ngay, chủ bếp càng phải chú ý hơn nữa phương pháp và thời gian bảo quản. Thực phẩm đã mở bao có nguy cơ tiếp xúc với các vi sinh vật bên ngoài rất cao, dẫn tới khả năng biến chất của thực phẩm sẽ tăng lên rất nhiều, từ đó thời hạn sử dụng thực phẩm sẽ bị rút ngắn hơn. Vì vậy, cần tuân theo những quy định vể bảo quản sau khi mở, thường được ghi rõ trên bao bì sản phẩm.
4. Đối tượng sử dụng và tiêu chuẩn kiểm định
Ngoài ra, cần lưu ý trên nhãn mác để xác định sản phẩm đó có đặc biệt dành riêng cho đối tượng nào hay không (ví dụ trẻ nhỏ, bà bầu, người ăn kiêng, người có tiền sử bệnh tật…). Và cuối cùng, sẽ yên tâm hơn nếu các chủ bếp lựa chọn các sản phẩm đã qua kiểm định và cấp phép của các cơ quan chức năng về chất lượng và độ an toàn.
Nguồn: Afamily
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…
Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…
Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…