Categories: Sức khoẻ

Bạn đã biết gì về đồng hồ cơ thể?

Có thể bạn đã nghe nhắc tới cụm từ “đồng hồ sinh học” nhiều lần nhưng đâu là những gì bạn thực sự hiểu về nó? Cùng khám phá những thông tin thú vị về chiếc đồng hồ đặc biệt này nhé.

1. Đồng hồ sinh học được hình thành vào những năm tháng đầu đời

Đồng hồ sinh học là cơ chế quan trọng duy trì nhịp thức – ngủ của con người.

Đồng hồ sinh học được điều khiển bởi khu vực suprachiasmatic nuclei (SCN) trên não, có tác dụng điều khiển nhịp sinh học của bạn, tức là chu kỳ 24 giờ ngủ và thức. Điều này được hình thành thông qua những quy định về nhiệt độ cơ thể và sự tiết ra các hormone liên quan đến giấc ngủ.

2. Đồng hồ sinh học làm bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi chiều

Các nhà nghiên cứu đã cho biết rằng cơ thể con người có 2 thời điểm nhịp sinh học xuống mức thấp nhất làm chúng ta cảm thấy uể oải, buồn ngủ đó chính là từ 2-4 giờ sáng và từ 13-15 giờ chiều. tuy nhiên, thời gian này có thể dao động tuỳ theo mỗi người.

Người không được ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ cảm thấy vô cùng buồn ngủ vào buổi chiều còn những ai tối hôm trước đã được ngon giấc thì có thể sẽ không buồn ngủ nữa.

3. Nhịp điệu của đồng hồ sinh học dựa phần nhiều vào ánh sáng

Ánh sáng được truyền qua dây thần kinh thị giác đến một số vùng của bộ não trong đó có tuyến tùng. Tuyến tùng hoạt động tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng bạn nhận được.

Vào ban ngày, khi có nhiều ánh sáng, tuyến tùng của bạn sẽ sản xuất ít melatonin và vào ban đêm, khi có ít ánh sáng, tuyến tùng sẽ sản xuất nhiều melatonin hơn. Melatonin là hormone sẽ làm cho bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Đồng thời, vào buổi sáng, khu vực SCN sẽ nhận thấy ánh sáng và kích thích sản xuất các hormone như cortisol, từ đó chỉ thị cho bộ não tăng nhiệt độ cơ thể của bạn lên. Cả 2 quá trình này khi kết hợp với nhau sẽ giúp đánh thức bạn dậy khi trời sáng.

4. Đồng hồ sinh học ở lứa tuổi thanh thiếu niên được lập trình hơi khác bình thường

Vì đồng hồ sinh học của thanh thiếu niên bị lệch so với bình thường nên đa phần họ sẽ ngủ muộn hơn.

Đây cũng là lý giải cho hành vi “cú đêm” của nhiều bạn trẻ.

Ở thanh thiếu niên, hormone melatonin của họ tăng lên muộn hơn vào buổi tối so với hầu hết người lớn và trẻ nhỏ. Điều này làm cho họ khó ngủ trước 11 giờ đêm. Chính điều này tạo ra sự “lệch pha” cho nhịp sinh học, khiến chúng có xu hướng giảm xuống trong khoảng từ 3-7 giờ sáng và 2-5 giờ chiều.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các trường nên bắt đầu học lúc 11 giờ sáng thay vì 8 giờ sáng, để thanh thiếu niên có thể được ngủ đủ.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp sinh học: thiết bị điện tử, công việc theo ca và rượu bia

Thiết bị điện tử: phát ra ánh sáng nhân tạo gây rối loạn nhịp sinh học cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng tính toán thời gian chính xác để đi vào giấc ngủ của khu vực SCN.

Làm việc theo ca: Những người làm việc theo ca có nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn vì thời gian ngủ bất thường.

Rượu: Rượu dễ khiến bạn chìm vào giấc ngủ, nhưng nó cản trở đồng hồ cơ thể của bạn, do đó khi thức dậy, bạn thường có cảm giác không dễ chịu.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago