Khó có thai, bế kinh hoặc kinh loãng, có triệu chứng nam hóa như ria mép, lông chân, tay, vùng kín rậm bất thường, là biểu hiện của buồng trứng đa nang
Theo đông y, khí huyết hư, thận âm hư hay viêm nhiễm phụ khoa là những lý do dẫn đến buồng trứng đa nang, một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chị em phụ nữ hiếm muộn.
Người mắc buồng trứng đa nang thường có những triệu chứng không rụng trứng kéo dài, lấy chồng không đậu thai, bế kinh hoặc kinh loãng, buồng trứng có nhiều nang nhỏ… Một số người có triệu chứng nam hóa dễ nhận biết như ria mép, lông chân, tay, vùng kín rậm bất thường. Người nhiều mụn ở mặt, lưng, ngực. Người béo phì nhưng không khỏe, hay mệt mỏi, kém vận động…
Bác sĩ Đông y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết đa nang buồng trứng là hiện tượng buồng trứng có nhiều nang nhỏ, trứng không phát triển được, không có hiện tượng phóng noãn, rụng trứng gây hiếm muộn thậm chí vô sinh. Người bệnh cần thăm khám nhằm biết rõ nguyên nhân để sử dụng bài thuốc phù hợp với bệnh tình và thể trạng của mình.
Bác sĩ Hải phân chia hội chứng buồng trứng đa nang thành 3 thể chính:
Bài 1: Thận dương hư kèm theo Đàm thấp ứ trệ thường rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh thưa, 2-3 tháng có một lần hoặc vô kinh, lượng máu kinh ít, đau bụng kinh, tăng cân, mập phì, sợ lạnh, nặng đầu, thận khí kém, tử cung lạnh, buồng trứng đa nang. Phương cách chữa trị là dùng các loại thuốc có công dụng ôn bổ tỳ, thận, hóa đàm, trừ thấp, làm ấm tử cung giúp việc thụ thai dễ dàng hơn.
Sài hồ 12 g, bạc hà 12 g, sa tiền 12 g, cam thảo 4 g, gừng xao 1 g, sinh địa 12 g, xương truật 12 g, thổ phục linh 12 g, đương quy 12 g, xuyên khung 12 g, xích thược 12 g, mộc thông 12 g, bạch thược 12 g, táo 3 quả.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày.
Bài 2. Thận âm hư, can uất cũng thường bị rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa, chậm kì, buồng trứng đa nang, hoặc có thể vô kinh, người khô gầy, mặt đỏ, miệng đắng, gắt gỏng… Phương pháp chữa trị là bổ can, thận, dưỡng huyết, hòa can với các loại thuốc phù hợp.
Sinh địa 16 g, kỷ tử 16 g, đương quy 12 g, đan bì 12 g, bạch thược 12 g, mạch môn 12 g, đan sâm 12 g, tri mẫu 12 g, ngưu tất 12 g, ích mẫu 12 g.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày.
Bài 3: Khí huyết hư cũng thường rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa, chậm kỳ, vô kinh, buồng trứng đa nang, đau bụng trước hoặc trong khi có kinh, máu kinh số lượng ít, sẫm màu, có máu cục, cơ thể gầy yếu, da xanh tái, mệt mỏi. Phương cách chữa trị là dùng các loại thuốc bổ dưỡng khí huyết, tán hàn, thông ứ giải quyết các nguyên nhân trên giúp bệnh nhân tăng cao khả năng có thai.
Đẳng sâm 12 g, hoàng kỳ 12 g, bạch truật 12 g, bạch thược 12 g, đương quy 12 g, kỷ tử 12 g, thục địa 12 g, quế nhục 4 g, táo 3 quả, cam thảo 4 g, đỗ trọng 12 g.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày.
Ngoài bài thuốc ra cần có chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn uống đồ cay, nóng hoặc chua. Cần phải uống thuốc trong vài tháng để điều hòa kinh nguyệt, từ đó mà niêm mạc, trứng phát triển dẫn đến dễ thụ thai./.
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…