Y học Thể thao

Bài tập đi bộ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, dễ sinh

Đi bộ là một trong những hoạt động thể chất an toàn mẹ bầu có thể duy trì trong suốt thời kỳ mang thai. Đi bộ không chỉ giúp mẹ bầu có hệ tim mạch khỏe mạnh mà còn giúp cơ thể dẻo dai hơn, hạn chế những rủi ro trong quá trình sinh  nở. Mẹ bầu nên bắt đầu tập đi bộ từ khi nào?

Mẹ bầu có thể đi bộ trong suốt thời kỳ mang thai, tuy nhiên cần căn cứ và tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu trước khi mang thai, bạn đã tập luyện đi bộ thường xuyên thì sau khi mang thai, mẹ bầu vẫn nên duy trì thói quen này. Mẹ có thể bắt đầu bài tập đi bộ ở mức độ nhẹ trong những khoảng thời gian mát mẻ, đầu buổi sáng, cuối buổi chiều hoặc buổi tối. Còn trong trường hợp ốm nghén làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, thì hãy bắt đầu đi bộ vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Lúc này vóc dáng của mẹ đã trở lên nặng nề hơn, khi đi bộ mẹ cần chú ý giữ thẳng lưng, bước từng bước chậm và chắc chắn.

Nếu điều kiện sức khỏe cho phép mẹ bầu có thể giữ thói quen luyện tập đi bộ suốt thai kỳ.

Đối với 3 tháng cuối, mẹ vẫn có thể tiếp tục đi bộ cho tới gần ngày sinh miễn là sức khỏe cho phép. Nhưng mẹ nên tránh đi trên những con đường ngập nghềnh, đường dốc, trơn trượt vì nó có thể làm mẹ dễ ngã và nhanh bị mất sức.

Mẹ bầu tập đi bộ như thế nào?

Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút, thay vì những bước đi đều đều nhàm chán, mẹ bầu có thể nâng cao hiệu quả của bài tập bằng cách đi bộ nhanh – chậm luân phiên hoặc những bài tập đi bộ nhẹ nhàng kết hợp với việc tập thở.

Mẹ bầu có thể tập những bài tập đi bộ nhẹ nhàng.

Một điều lưu ý là trước khi đi bộ, mẹ bầu nên cần khởi động trước 10 phút bằng những bước đi thong thả sau đó thì đi với tốc độ trung bình rồi đi bộ nhanh trong 2 phút sau đó lại bước chầm chậm trong vòng 5 phút. Lặp lại cho đến khi hết 30 phút, mẹ bầu tập thêm động tác thư giãn cơ để tránh bị căng cơ.

Nếu cảm thấy bài tập trên mệt và quá nặng, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng với những bước ngắn, với tốc độ thong thả, thoải mái. Có thể kết hợp bài tập này với bài tập thở – một kỹ năng cần thiết khi chuyển dạ bằng cách hít thở sâu qua mũi và thở ra qua miệng. Bài tập này có tác dụng thư giãn, đồng thời giúp mẹ khi chuyển dạ có thể dễ dàng “vượt cạn”.

Những lưu ý khi mẹ bầu tập đi bộ

Khi đi bộ mẹ bầu cần đi tập với giàu mềm, đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể nặng nề, mẹ bầu nên chú ý đến tư thế đi bộ để tránh bị mỏi hay đau lưng. Khi đi bộ cần phải giữ cằm thẳng, nhìn về phía trước, giữ dáng người thẳng để cần bằng trọng lượng.

Mẹ cũng nên chọn những quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi và cử động thoải mái khi đi bộ. Có thể mang theo một chai nước để uống khi khát.

Mẹ có thể rủ thêm người thân để cùng tham gia luyện tập cùng.

Tuy vào sức khỏe mẹ nên tự đưa ra một giới hạn luyện tập cho mình, không nên đi bộ đến mức thở gấp hay khó thở. Nếu cảm thấy chóng mặt, đau ngực, yếu cơ, đau sưng bắp chân, chuyển động của thai nhi giảm, rò rỉ nước ối hay chảy máu thì phải dừng ngay lại việc tập luyện và đến gặp bác sĩ.

Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu tập đi bộ là khi trời râm mát, cuối buổi chiều hoặc sáng sớm. Hãy chọn những đoạn đường bằng phẳng, dễ đi để tránh bị vấp ngã. Nếu có thể hãy rủ thêm người tập luyện cùng để tạo thêm hứng thú, đồng thời đề phòng chuyện bất trắc xảy ra.

Những mẹ bầu có tiền sử xảy thai, sinh  non, thiếu ối, đa ối… khi tập luyện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sĩ chuyên khoa.

Hà Thu (TH)
adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago