Bạch hầu được xem là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc mũi và cổ họng. Bệnh bạch hầu (tiếng Anh: diphtheria) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu là bệnh gì? Các vi khuẩn gây bệnh có thể tạo ra độc tố phá hủy mô, đặc biệt là ở mũi và cổ họng. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh bạch hầu bằng cách đi tiêm vắc-xin.
Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh bạch hầu là khi cổ họng bị bao phủ bởi một lớp màng màu xám dày. Đau họng và khan tiếng, sưng hạch ở cổ. Khó thở và khó nuốt, cảm thấy khó chịu, chảy nước mũi, chảy nước dãi. Sốt và ớn lạnh, da hơi xanh, ho nhiều, cảm giác không thoải mái. Vấn đề về thị lực, nói lắp, dấu hiệu bị sốc, da nhợt nhạt và lạnh, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium, một loại vi khuẩn lây bệnh qua những hạt nước nhỏ do người bệnh hắt hơi hoặc ho ra ngoài hoặc các vật dụng cá nhân và đồ dùng trong nhà bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn. Nếu bạn hít phải những hạt li ti trong không khí chứa vi khuẩn từ miệng của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, bạn có thể bị lây bệnh bạch hầu. Đây là con đường lây lan chính của bệnh, đặc biệt là trong những môi trường sống chật hẹp, đông đúc.
Các nguyên nhân khác của bệnh này là bạn tiếp xúc với những vật đã bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn. Ví dụ như uống nước từ ly chưa rửa sạch của người bệnh bạch hầu. Trong trường hợp hiếm, bạch hầu có thể lây lan qua các vật dụng trong nhà, chẳng hạn như khăn tắm hay đồ chơi. Chạm vào vết thương của người bị nhiễm bệnh cũng có thể làm lây lan vi khuẩn bạch hầu.
Bệnh bạch hầu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Phương pháp dùng để điều trị bạch hầu cần phải được điều trị nhanh chóng và kịp thời vì bạch hầu là bệnh có tính nghiêm trọng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng độc tố bạch hầu. Thuốc này sẽ chống lại các độc tố do các vi khuẩn sản sinh ra. Trong trường hợp bạn bị dị ứng với các thuốc kháng độc tố, bạn cần phải báo cho bác sĩ biết để họ có thể điều chỉnh thuốc.
Với những bệnh nhân bị dị ứng, bác sĩ thường bắt đầu với liều lượng nhỏ và sau đó tăng dần lượng thuốc. Sau đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh như erythromycin và penicillin để giúp tiêu diệt sạch các vi khuẩn còn sót lại. Bác sĩ sẽ có thể khuyên bạn nên tiêm một liều nhắc lại vắc-xin bạch hầu. Bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện để tiện cho việc theo dõi phản ứng với thuốc và để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Nếu bạn có tiếp xúc với ai đó đang bị bệnh bạch hầu, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay phòng khi bệnh xảy ra.
Nguồn: Phunutoday
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…