Categories: Sức khoẻ

Bé rất dễ bị chân vòng kiềng nếu bố mẹ không để ý những điều này

Đôi khi vì chủ quan, vô tình hoặc do những nguyên nhân không ngờ tới mà khiến chân bé bị vòng kiềng, đi lại rất xấu. Vì vậy bố mẹ nhớ học cách “sửa chữa” dưới đây nhé!

>> Không cần detox, hãy giảm cân bằng táo mèo đơn giản mà hiệu quả

Nhiều cha mẹ không hề để ýrằng con mình chân vòng kiềng cho tới khi thấy dáng đi của con không đẹp chút nào. Việc chân bébị vòng kiềng nếu được phát hiện càng sớm, cha mẹ càng dễ điều chỉnh cho con. Có nguyên nhân khiến chân bé bị vòng kiềng mà nhiều khi bản thân cha mẹ cũng không hề ngờ tới. Vậy nên cha mẹ hãy bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

Tại sao chân con khép lại có hình chữ O – chân vòng kiềng? Có những nguyên nhân sau đây:

  1. Chịu trọng lực lớn, ví dụ như con đi lại quá nhiều, quá sớm hoặc bé tăng cân quá nhanh sẽ khiến cho sự phát triển xương trở nên bất thường.
  2. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do cha mẹ bổ sung dinh dưỡng cho con không hợp lý. Khi các dưỡng chất cần thiết cho xương phát triển bị thiếu hụt đi sẽ làm xương yếu hơn, khó chống đỡ được cơ thể bé và khiến xương chân con cong lại hình chữ “O”.
  3. Thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt, ví dụ như thích quỳ gối để chơi đồ chơi, nằm sấp quá nhiều,…
  4. Bé bị còi xương hoặc có tác động nào đó từ khi còn nhỏ (như trẻ được sinh ngược chẳng hạn).

Làm thế nào để đề phòng tình trạng này?

  1. Hàng ngày, cha mẹ cần chú ý tư thế ngủ và ngồi của con, không khuyến khích con nằm sấp nhiều. Đồng thời tránh việc nắn bóp chân con quá nhiều. Khi con ngủ, cha mẹ nên giúp con lật sang hai bên bởi vì luôn ngủ ở một tư thế cũng không tốt cho con và có khả năng khiến bé bị chân vòng kiềng.
  2. Không nên cho con tập đi quá sớm, thông thường, trẻ từ 9-10 tháng mới bắt đầu học những bước đi đầu tiên. Việc ép con tập đi sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển xương ở con.
  3. Chọn lựa bỉm, bỉm quần không phù hợp với trẻ cũng dễ gây nên chân vòng kiềng. Nếu bố mẹ chọn kích thước tã bỉm quá lớn, chân trẻ sẽ bị dang rộng ra. Vì thế, nên lựa chọn kích cỡ bỉm thật vừa vặn, không đóng bỉm quá lỏng hay quá chật làm ảnh hưởng tới bước đi của con.
  4. Trung bình trẻ tè được 3 lần thì cha mẹ nên thay bỉm/ tã cho con.
  5. Thay đổi bỉm phù hợp với sự phát triển của trẻ, ví dụ khi trẻ nhỏ thì dùng bỉm nhỏ, trẻ lớn dần thì thay cỡ lớn hơn.
  6. Chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ.

Khi trẻ đã bị chân vòng kiềng, cha mẹ cần làm gì đây?

  1. Khi phát hiện ra con chân vòng kiềng, cha mẹ đừng sử dụng biện pháp điều chỉnh bằng cách bó chân con lại thật chặt. Khi con mới có manh nha chân vòng kiềng, cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà bằng những phương pháp nhẹ nhàng hơn.
  2. Cho con khom lưng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt lên đầu gối, đầu gối hướng vào trong khoảng 10 giây rồi lại đứng thẳng lên… làm từ 5-10 lần.
  1. Phương pháp mát xa: dựa theo hướng biến dạng đầu gối của trẻ, hai tay lần lượt nắm lấy đùi và bắp chân, hai ngón tay cái đặt lên phần gối lồi lên, hai tay dùng lực nhẹ, mát xa theo chiều ngược lại của hướng biến dạng và xoa bóp các cơ, bắp gần đó, khiến cho dây chằng và khớp xương lỏng ra.
  1. Nếu tình trạng chân vòng kiềng của trẻ quá nặng (khoảng cách giữa hai chân khoảng hơn 10 độ), nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

17 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

17 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago