Đông y

Áp dụng y học cổ truyền giúp tăng sức đề kháng, phòng lây nhiễm Covid-19

Áp dụng y học cổ truyền giúp tăng sức đề kháng, phòng lây nhiễm Covid-19

Hiện nay dịch Covid-19 bùng phát, con số người nhiễm và tử vong do virus SARS-Cov-2 liên tục tăng lên nhất là ở các nước châu Âu. Bên cạnh việc thực hiện theo các khuyến cáo phòng dịch Covid-19 của Bộ Y tế người dân có thể áp dụng y học cổ truyền để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng ngừa lây nhiễm. Bởi trong y học cổ truyền một số dược liệu như sả, chanh, quế, mùi, tỏi,…là những dược liệu có sát khuẩn, giúp phòng ngừa dịch bệnh liên quan tới virus.

Trong đông y có nhiều loại thảo dược như sả, chanh, quế, mùi, tỏi, hồi có thể hỗ trợ chứa các chứng bệnh về đường hô hấp đồng thời nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc hay giúp tăng sức đề kháng bạn có thể tham khảo.

PGS TS BS. Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết, quả hồi có chứa tinh dầu, có tác dụng tăng sức đề kháng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và triết xuất tinh dầu trong quả hồi để sản xuất thành phần tamiflu để sử dụng điều trị cho người bị nhiễm Sars. Khi triết xuất các nhà khoa học sử dung với liều lượng rất lớn kèm theo các phương pháp khoa học khác. Do đó, để phòng ngừa nhiễm cúm chúng ta có thể ăn sử dụng quả hồi bình thường cũng có tác dụng tăng sức đề kháng.

Nước gừng ấm pha với mật ong hoặc gừng, chanh và mật ong cũng là loại nước giúp làm ấm cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Nếu bạn đang bị cảm lạnh thì dùng liều lượng lớn hơn thường ngày. Theo bác sĩ Bay, mỗi ngày chỉ nên dùng gừng tươi từ 8 – 10g là tối đa.

Chế chi là loại thảo dược giúp làm ấm cơ thể, tăng cường khả năng kháng bệnh tốt.

Nước chanh sả vừa là nước giải khát vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể để phòng bệnh tốt hơn.

Kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo

Kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo khi kết hợp với nhau có tác dụng điều trj viêm đường hô hấp. Nếu sức khỏe của bạn đang gặp phải tình trạng đau họng, viêm họng, hay các bệnh viêm đường hô hấp trên bạn có thể áp dụng.

Bài thuốc vệ sinh mũi, họng

Nguyên liệu:  Tinh dầu quế, Bạc hà, Nacl,…

Liều dùng, cách sử dụng: Súc họng ngày 2 đến 4 lần.

Ngoài ra, người dân có thể sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng khác cũng có tác dụng sát khuẩn miệng, họng. Nên dùng sức miệng, họng ngày 2 đến 4 lần.

Bài thuốc xông phòng bệnh

Nguyên liệu: Kinh giới 12g, Lá lốt 8g, Bạc hà 10g, Trần 6g, Bạch chỉ 6g, Kim ngân hoa 8g.

Cách dùng: Cho toàn bộ gói thuốc vào nồi cùng 1 lít nước sạch và đun sôi, để nhỏ lửa trong 5 đến 10 phút. Đổ riêng ra 1 cốc 200 ml (để uống). Phần còn lại đổ ra bát sau đó xông vùng mặt trong thời gian 10 đến 15 phút. Cho thêm nước ấm vào bát thuốc vừa xông và lau rửa mặt. uống cốc thuốc đã chắt ra ở bước 2.

Bài thuốc uống để phòng bệnh

Trà lá Diếp cá:

Lá Diếp cá 5g (tươi 10g). Trà xanh 3g (tươi 6g), Liên kiều 3g, Hậu phác 3g. Các vị thuốc trên cho vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Nước ép tỏi:

Củ tỏi và nước đun sôi để nguội, lượng vừa đủ. Xay hoặc nghiền Tỏi lọc lấy nước, hòa cùng nước ấm theo tỷ lệ 1:10. Chia uống nhiều lần trong ngày

Trà Kinh giới, Quế chi:

Lá Kinh giới 5g, Quế chi 3g, Trà xanh 3g. Các vị thuốc trên vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Trà Kinh giới, Trà xanh:

Kinh giới (lá khô) 10g, Trà xanh 3g (tươi 6g). Các vị thuốc trên cho vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° pha hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Lá trà tươi

Lá Trà tươi 10g, Sinh khương bỏ vỏ 10 lát; sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày.

Trà Kinh giới, Bạc hà

Kinh giới 5g, Lá Bạc hà 3g, Trà xanh 3g. Các vị thuốc trên vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Hoắc hương, lá tía cô, bạc hà

Hoắc hương tươi 10g, lá Tía tô tươi 10g, lá Bạc hà tươi 10g; rửa sạch, sắc hoặc hãm uống thay trà.

Hoắc hương, tử tô, kinh giới, bạc hà, lá trà

Hoắc hương 8g, Tử tô 8g, Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, lá Trà 5g, sắc hoặc hàm với nước sôi uống thay trà.

Cam thảo, phòng phong

Cam thảo 3g, Phòng phong 6g, hai thứ nghiền nhỏ, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Bên cạnh áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền chúng ta nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các công việc gây stress, không ngủ quá muộn, chế độ ăn phong phú, đa dạng, ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, tránh ăn nhiều các thức ăn chiên xào, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, kết hợp luyện tập thể thao.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago