Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà là tuyệt vời. Một quả trứng khoảng 50 g chứa vitamin A, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B12, selen, phốt pho, folate, protein, chất béo… Nó giàu chất đạm, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và rất nhiều dinh dưỡng khác. Nhiều người còn coi nó như một loại thức ăn bổ dưỡng mỗi ngày.
Cách ăn trứng gà cũng có nhiều kiểu: ăn kiều tráng (rán, chiên), ăn kiểu ốp lết (rán chín lòng, trắng, lòng đỏ còn sống dở), ăn kiểu nhúng nước sôi (lòng trắng sống dỏ, lòng đỏ gần như còn sống) và cũng có người ăn sống hoàn toàn.
Rốt cuộc thì ăn trứng kiểu gì cho tốt, ăn sống hay ăn chín?
Có người lại nói, giá trị dinh dưỡng trong trứng sống cao hơn trứng chín. Thực tế thì lại hoàn toàn trái ngược.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong trứng gà là chất protein.
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm- ĐH Bách khoa Hà Nội): Thực chất lòng trắng trứng gà có nhiều chất dinh dưỡng, nó là nguồn protein hình thành nên gà con. Tuy nhiên, người ta chứng minh rằng khi ăn lòng trắng của trứng còn sống sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, gây khó tiêu đầy bụng, đặc biệt là trẻ con.
Sau khi ta ăn nếu được hấp thụ tốt thì hàm lượng urê trong nước giải sẽ tăng hơn. Đó là vì protein đã được tiêu hóa, được hấp thụ và vật thải cuối cùng là chất urê trong nước giải thải ra ngoài. Thí nghiệm cho thấy sau khi ăn mấy quả trứng chín, hàm lượng urê trong nước giải tăng nhiều lên. Thế nhưng cũng với số lượng như vậy mà ăn trứng sống, hàm lượng urê trong nước giải lại chẳng tăng lên chút nào. Điều này khẳng định ăn sống trứng gà là khó tiêu hơn là ăn chín và cơ thể hấp thụ được rất ít. Từ đó cho ta thấy trứng được làm chín ăn tốt hơn là để sống hoàn toàn.
Cẩn thận với vi khuẩn và ký sinh trùng
Trứng sống không chỉ khó tiêu hóa mà cái chính là một số vi khuẩn, ký sinh trùng ở trứng sống khi ăn vào có thể khiến bạn gặp rắc rối.
Trứng chín thì các loại vi khuẩn này đều chết sạch. Đồng thời, khi đã làm chín bằng nhiệt thì cả lòng trắng lẫn lòng đỏ đều ngưng kết đặc lại, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Các loại lipit, gluxít, muối khoáng cũng không bị nhiệt phá hủy mà vẫn còn nguyên.
Khả năng hấp thụ protein
Có khoảng 90% protein trong trứng nấu chín được cơ thể hấp thu, trong khi ở trứng sống chỉ có 50%. Nếu ăn trứng sống, có thể bạn sẽ không thể hấp thụ được hết protein trong trứng.
Ngoài ra, trong các protein của trứng sống có một loại protein có tên là aviđin, khi ta ăn vào bụng thì nó kết hợp với chất biotin mà tạo thành các hợp chất rất vững bền, do đó mà cơ thể không thể sử dụng được số biotin đó nữa. Biotin là vitamin B hòa tan trong nước, còn được gọi là vitamin B7. Vitamin này cần thiết cho cơ thể sản xuất glucose và axit béo.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi ăn trứng sống có biểu hiện ngộ độc chính là tình trạng thiếu biotin với các dấu hiệu như chán ăn, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm quanh móng…
Tất nhiên, ăn ít thì bị ảnh hưởng ít còn nếu ăn thường xuyên, cơ thể sẽ bị thiếu biotin, dẫn đến mắc chứng “bệnh do ăn lòng trắng trứng sống”.
Mùi vị trứng sống và trứng chín
Nếu xét đến vị của trứng sống và trứng chín, thì trứng chín vẫn thơm và hấp dẫn hơn nhiều. Còn trứng sống thì nhạt nhẽo không những không thơm mà còn có mùi tanh khổ chịu, ăn xong lập tức phản xạ muốn ăn giảm hẳn đi. Nên bắt đầu từ cách chế biến kiểu ốp lết chín lòng trắng (vì lòng trắng khó tiêu hơn lòng đỏ) hoặc tráng tách lòng trắng trước đến khi chín rồi phủ lòng đỏ lên đến lúc vừa chín tới. Luộc trứng cũng vậy trứng chín vừa thơm ngon vừa đẹp mắt thêm gia vị vừa phải ngon lành hơn, bổ hơn trứng sống nhiều. Còn ai đó muốn ăn chín hẳn như trứng đúc với thịt băm phải gia nhiệt đến khi thịt chín, hay luộc chín hẳn trứng cũng tốt. Đương nhiên vì lượng nước trong trứng có hạn, không nên gia nhiệt quá lớn và lâu trứng sẽ khô xác và giảm phẩm chất.
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…