Em và bạn gái quen nhau gần được 2 năm và đã sống chung với nhau được khoảng một năm. Chúng em thường xuyên cãi nhau. Mỗi lần như vậy, bạn gái lại chửi tục. Lúc đầu em khuyên đừng nói thế nhưng cô ấy biện minh là do quen miệng. Dần dà cô ấy còn chửi em ở cả ngoài đường.
Em là một người nóng tính, dễ nổi cáu. Em biết hành động tát cô ấy là sai nhưng em không thể kiềm chế được khi cô ấy cứ lấn tới. Em nên làm gì để cô ấy không chửi bậy và em biết cách kiềm chế bản thân lúc nóng giận? (Kỳ)
Ảnh minh họa: theasianparent. |
Trả lời
Các nhà tâm lý học quan sát hai con chó khi tức nhau: chúng gầm gừ một hồi rồi xông vào cắn nhau. Đó là bản năng của chúng. Còn con người, khi tức nhau có thể im lặng hoặc chửi nhau, rồi đánh nhau. Tại sao? Tại vì con người có thể kiềm chế và làm chủ bản thân nên họ yên lặng, còn nhóm khác do mất khả năng kiềm chế nên đã bộc lộ bản năng.
Câu chuyện của bạn “đã sống chung với nhau được khoảng một năm”, có nghĩa là đã như vợ chồng. Nhưng “các bạn thường xuyên cãi nhau”. Tại sao? Tại vì các bạn không đủ bình tĩnh khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn. Lẽ ra khi xuất hiện mâu thuẫn thì phải yên lặng để qua lúc tức giận, rồi nói cho ra lẽ phải, tìm nguyên nhân mâu thuẫn từ đầu do ai, vì sao… Tiếc là các bạn đã không làm được như vậy vì không ai chịu kiềm chế và còn đổ lỗi cho nhau. Khi giận nhau, nếu người ta nhận lỗi về mình thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng và không phức tạp. Trái lại, khi giận nhau, người này suy nghĩ đổ lỗi cho người kia, người kia lại đổ lỗi cho người này thì sự phức tạp cứ thế tăng lên do bản năng tự vệ xuất hiện; đây là lý do của những cuộc cãi nhau thường xuyên. Khi cãi nhau, vũ khí mạnh nhất của người phụ nữ là nói, nói nặng lời rồi đến chửi tục; còn nam giới vũ khí mạnh nhất của họ là đánh đập. Tất cả những loại vũ khí này đều có nguồn gốc từ bản năng.
Chuyện của cô ấy do tức không kiềm chế, trong khi bạn lại chứng tỏ sự “dạy dỗ” đã làm cô ấy tăng thêm phần tức. Như vậy, việc cô ấy chửi là lúc tức giận do cãi nhau sinh ra. Nếu bạn biết cách kiểm soát từ giai đoạn cãi nhau thì mọi việc không xuất hiện phức tạp về sau, nhưng do bạn không kiểm soát được lúc cãi nhau, trong khi bạn lại “đạo mạo” đổ lỗi cho cô ấy, còn cô ấy chẳng thể nào đạo mạo được nên đành chửi. Từ việc chửi nhau ở trong nhà rồi ra đến ngoài đường cũng là quá trình bản năng tăng lên và ý thức mất dần. Với cô ấy là chửi, còn với bạn là đánh thì hai hành vi này tương ứng nhau về mặt bản năng.
Bạn có nói bạn là người nóng tính, dễ nổi cáu. Đây là hiện tượng bản năng có gốc gia trưởng, còn cô ấy thì tùy tiện. Người gia trưởng, người tùy tiện sẽ cãi nhau hoài mà không có hồi chấm dứt. Bạn phải biết sợ chuyện to tiếng của vợ mình thì mọi việc sẽ yên dần và lâu ngày sẽ tạo ra ý thức giải quyết mâu thuẫn khi có xung đột thay bằng cãi nhau. Chỉ có biết sợ mới kiềm chế được sự nóng tính, dễ nổi cáu.
Chúc bạn biết sợ chuyện vợ chồng cãi nhau.
GS.TS. Vũ Gia Hiền
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…