Categories: Tin tức

8 lý do khiến bạn không thể ngủ ngon, NÓI KHÔNG với ngủ bù cuối tuần, cơ thể sẽ rất cảm ơn bạn!

Cảm giác này quá quen thuộc đối với nhiều người chúng ta: sau khi đi ngủ sớm, mặc dù ngủ không dưới 8 giờ đồng hồ, nhưng bạn vẫn cảm thấy ngủ không đủ và mệt mỏi. Chúng ta thường đổ lỗi cho căng thẳng, nhưng đôi khi nguyên nhân thực sự lại không như vậy.

Chúng tôi sẽ chia sẻ 8 lý do đã ngăn cản bạn có giấc ngủ ngon.

8. Không có lịch trình mỗi ngày

Cuộc sống của chúng ta diễn ra theo nhịp sinh học (còn gọi là đồng hồ sinh học), là chu kỳ thay đổi thường xuyên giữa buồn ngủ và tỉnh táo. Nếu đi ngủ vào những thời điểm khác nhau mỗi đêm, chúng ta sẽ phá vỡ chu kỳ này và điều này có thể dẫn đến buồn ngủ và mệt mỏi. Rất hữu ích nếu chúng ta tạo được thói quen đi ngủ vào thời điểm cố định mỗi đêm.

7. Ngủ bù vào cuối tuần

Nếu bạn ngủ 5-6 giờ đồng hồ vào những ngày trong tuần và dành thời gian ngủ gấp đôi vào ngày cuối tuần, thì bạn lại một lần nữa phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, nó còn gây nguy cơ phát triển bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Để tránh điều này, đừng cố gắng thay đổi thời gian ngủ của bạn.

6. Đặt lại chuông báo thức để ngủ thêm

Ngủ thêm 15 phút nữa sẽ không làm bạn cảm thấy tốt hơn. Ngược lại, bạn có thể rơi vào giấc ngủ mơ màng và cảm thấy mệt mỏi hơn khi thức giấc. Tốt nhất là hãy tỉnh dậy ngay khi chuông báo thức reo, để rèn luyện cho tinh thần của bạn.

5. Có quá nhiều ánh sáng trong phòng

Nếu mắt bạn bắt ánh sáng, cơ thể sẽ ức chế sản xuất hoóc-môn gây ngủ melatonin, điều này có thể gây rối loạn giấc ngủ. Hiệu ứng này áp dụng cho cả ánh sáng tự nhiên lẫn ánh sáng nhân tạo chẳng hạn như TV, ánh sáng trên đèn điện thoại di động, vì vậy tốt hơn hết là tắt tất cả các thiết bị điện tử trong phòng trước khi đi ngủ.

4. Bỏ bữa sáng

Bữa sáng giúp khởi động đồng hồ sinh học đếm ngược thời gian cho đến thời điểm nghỉ ngơi tiếp theo. Nếu thời gian giữa lúc tỉnh dậy và ăn không hợp lý, cơ thể của bạn sẽ tăng mức hoóc-môn gây căng thẳng cortisol.

3. Ăn thực phẩm có chứa tinh bột và đồ ngọt trước khi ngủ

Ăn trước khi ngủ không chỉ có hại cho cơ thể mà còn có hại cho cả giấc ngủ của bạn. Điều này đặc biệt đúng với thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, làm tăng mức cortisolin trong cơ thể bạn. Tác động này kéo dài trong 5 giờ đồng hồ, vì vậy bạn nên bỏ ăn pizza, bánh ngọt và khoai tây 5 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ và thay thế bằng những thực phẩm nhẹ hơn như sữa chua hoặc thịt ít béo.

2. Phòng ngủ lộn xộn

Một phòng ngủ lộn xộn khiến bạn nhớ đến những phần việc mà bạn chưa hoàn thành trong ngày, đây là điều mà các nhà nghiên cứu khẳng định. Ngược lại, một phòng ngủ gọn gàng sẽ khiến bạn muốn đi ngủ sớm hơn. Để có một giấc ngủ ngon, cố gắng đừng để phòng bừa bộn.

1. Tắm vòi hoa sen hoặc nước nóng trước khi đi ngủ

Ngâm nước nóng giúp bạn thư giãn và dễ ngủ thiếp đi, nhưng không phải lập tức ngay trước khi đi ngủ. Lý do là giảm nhiệt độ cơ thể là một trong những tín hiệu cơ thể gửi đi để thông báo rằng đã đến lúc bạn đi ngủ, việc ngâm nước nóng làm gián đoạn tín hiệu này. Để ngăn điều này, hãy tắm ít nhất 1,5 hay 2 tiếng đồng hồ trước khi ngủ.

Video: Kỳ lạ: Bố cứu con gái nhỏ trong khi đang say ngủ…

Theo Brightside
Nhất Tâm (TH)

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago