Categories: Sức khoẻ

8 dấu hiệu cảnh báo bạn có chỉ số đường huyết cao

Suy nghĩ chỉ có người bị tiểu đường mới cần quan tâm đến chỉ số đường huyết đã vô tình “hại” rất nhiều người.

Nhiều người cứ nghĩ rằng chỉ có bệnh nhân tiểu đường mới phải lo lắng về chỉ số đường huyết. Nhưng suy nghĩ này lại vô tình đang hại họ. Người không bị tiểu đường thì lượng đường trong máu vẫn có thể tăng cao.

Vì thế, tất cả chúng ta đều phải lưu ý đến lượng đường trong máu bởi lượng này cao là một biến chứng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết an toàn:

Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l); Sau bữa ăn 1-2 giờ: Nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l); Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Do đó, mức độ đường 180 mg/dL trong máu được coi là cao. Thế nhưng, chỉ khi con số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới xuất hiện những triệu chứng đáng chú ý.

Với những người không bị tiểu đường, nếu tình trạng đường huyết liên liên tục ở mức cao, họ có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh tật như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết cao như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động, thiếu ngủ và căng thẳng.

Do triệu chứng của bệnh đường huyết cao không biểu hiện rõ sớm, nên mọi người cần phải cẩn thận với những thay đổi về sức khỏe, dù là nhỏ nhất. Vì để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Dưới đây là danh sách vài dấu hiệu cảnh báo của lượng đường trong máu cao.

1. Khát nước liên tục

Khi lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc đường thừa. Mà đường sẽ được loại bỏ theo nước tiểu, cùng với các chất lỏng khác trong cơ thể. Điều này làm cho bạn cảm thấy mất nước và khát nước liên tục.

2. Đói liên tục

Việc phải đi tiểu nhiều cũng khiến cơ thể có xu hướng giảm calo. Cũng do lượng đường huyết cao ngăn chặn đường từ thực phẩm đến các tế bào. Điều này sẽ khiến bạn đói liên tục.

3. Đi tiểu liên tục

Khi lượng đường dư thừa được loại bỏ cơ thể dưới dạng nước tiểu, bạn có xu hướng mất nước và khát. Để làm dịu cơn khát, bạn lại uống nước nhiều hơn. Vì thế mà số lần đi tiểu nhiều hơn.

4. Giảm cân

Khi tần xuất đi tiểu nhiều lên, bạn xu hướng mất calo nhiều hơn. Điều này khiến bạn giảm cân.

5. Tê cứng chân tay

Khi lượng đường trong máu quá nhiều, nó sẽ phá hủy các dây thần kinh. Điều này gây ra tình trạng tê cứng và mất cảm giác ở bàn tay và chân.

6. Thị lực giảm

Lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến khô mắt và làm cho thị lực giảm hẳn.

7. Mệt mỏi

Khi lượng đường trong máu cao, glucose trong cơ thể không được sử dụng đúng cách, theo đó các tế bào không có được năng lượng cần thiết. Điều này gây ra sự mệt mỏi thường xuyên.

8. Nhiễm trùng da

Da khô và ngứa là 2 hiện tượng phổ biến khi mức đường huyết cao trong cơ thể. Do đi tiểu thường xuyên, nó gây ra sự mất nước và các mô da cũng trở nên khô và gây ra ngứa da và nhiễm trùng.

Theo Trí Thức Trẻ
adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

52 mins ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 hour ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago