Categories: Tin tức

7 sức mạnh phi thường của cơ thể bạn không hề hay biết, dạ dày có thể… ‘ăn’ cả dao lưỡi cạo!


Tiêu hóa được cả dao cạo, một sợi tóc cũng có thể “nhấc bổng” được quả táo… là một vài trong những sức mạnh phi thường của cơ thể mà bạn không hề hay biết.

Cơ thể người thực sự là 1 bộ máy khổng lồ mà càng đi sâu đi sát tìm hiểu, ta càng ngỡ ngàng về nó. Và những sự thật dưới đây sẽ khiến bạn sốc khi biết cơ thể mình thần kỳ như thế nào.

1. Axit trong dạ dày đủ “phân hủy” được lưỡi dao cạo

Dạ dày chúng ta chứa dịch vị – dung dịch gồm axit HCL và 1 số loại enzyme khác. Thế nên nồng độ axit trong ruột ở mức cao, đủ sức phân hủy cả 1 chiếc lưỡi dao cạo cơ mà. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không cần phải cố công nuốt lưỡi dao cạo kia vào bụng để chứng minh sự thật này.

2. Da có cơ chế tự trút bỏ tế bào da

Cứ mỗi 2 – 4 tuần một lần, làn da lại tự tái tạo ra tế bào da mới. Và bạn biết chứ, trong vòng 1 năm, chúng ta trút bỏ được khoảng 2kg da chết theo cơ chế tự nhiên.

3. Cơ “mạnh nhất” trong cơ thể là cơ hàm

Nếu bạn định nghĩa cơ có sức mạnh nhất nghĩa là có khả năng gây áp lực nhiều nhất, thì đó là cơ hàm.

Cơ hàm nằm gần mặt sau của xương hàm dùng để mở và đóng cửa miệng của bạn khi bạn nhai. Mặc dù hàm không phải lúc nào cũng làm việc nhưng thông thường, nó có thể tác động 1 lực tới 90kg lên răng hàm của bạn khi cắn và nhai.

4. Sợi tóc cực kỳ khỏe, đủ sức nhấc được “1 quả táo con”

Nhìn mỏng manh vậy thôi chứ tóc lại cực kỳ chắc khỏe. Mỗi 1 sợi tóc có thể nhấc được vật nặng 100g và kết hợp lại, toàn bộ tóc trên đầu có thể nhấc được 12 tấn, tức 2 con voi khỏe mạnh.

5. Mất đi ngón út, ta mất đi 50% bàn tay

Nhỏ bé nhất bàn tay nhưng ít ai ngờ rằng nếu mất đi ngón út, bàn tay của bạn đã mất đi 50% sức mạnh.

Theo bác sĩ trị liệu Laurie Rogers, mỗi ngón tay đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nếu ngón cái giúp bạn cầm, thì ngón út lại giúp kết hợp với ngón áp út để giữ mọi vật được chắc chắn.

6. Mắt người có thể tự đổi màu từ xanh sang nâu…

Mắt người có khả năng tự thay đổi màu sắc. Ở các nước phương Tây, trẻ con sinh ra có mắt màu xanh lục, phải mất một thời gian mắt mới chuyển sang màu nâu, màu đen, hay màu sắc khác.

Nguyên do tạo nên màu mắt chính là melanin. Khi mới sinh, trẻ ít sở hữu melanin, đôi mắt dần sẽ có màu sẫm hơn, thay đổi màu sắc trong quá trình cơ thể phát triển.

7. Tổng diện tích của phổi người rộng bằng chiếc sân tennis

Chúng ta biết cấu trúc của phổi chứa các tế bào lọc không khí, mỗi tế bào phổi hoạt động như một nhà máy siêu nhỏ và đảm nhận chức năng quan trọng, giúp cơ thể duy trì cuộc sống.

Nếu được trải tất cả các tế bào này lên mặt phẳng, ta sẽ có được diện tích của một sân tennis (khoảng 23m x 8,2m).

Video: Gầy kinh niên cũng có thể tăng 3 – 6kg sau 1 tháng với nửa quả này

Theo Brightside
Nhất Tâm

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và tốc độ lão hóa

Lão hoá là quy luật tự nhiên của con người. Theo thời gian, ai cũng…

1 hour ago

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

2 days ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

2 days ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

5 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

5 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

5 days ago