Categories: Sức khoẻ

6 thực phẩm hay ăn nhưng dễ khiến cả nhà ngộ độc nếu không biết cách chế biến

Với những thực phẩm này, nếu không biết cách chế biến hoặc nấu chưa chín, bạn và gia đình sẽ dễ phải đối mặt với tình trạng ngộ độc.

Sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành có chứa độc tố saponin. Vì thế, khi ăn chúng, bạn cần nấu chín kỹ nếu không sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Lý do vì khi sữa chỉ được đun nóng đến khoảng 80℃, sẽ sản sinh ra phản ứng saponin nhiệt, khiến bọt nổi và nhiều người nhầm lẫn là sữa đã chín nhưng thực chất đó chỉ là hiện tượng “giả sôi”.

Ở nhiệt độ này, saponin trong sữa đậu nành và các thành phần độc hại khác không hoàn toàn bị phá hủy. Nếu uống sữa đậu nành chưa được đun sôi kĩ sẽ dễ dẫn đến ngộ độc, viêm dạ dày, ruột trong vòng 1 giờ sau khi uống.

Cách chế biến đúng:

– Đun sữa nóng đến đến 100 ℃.

– Hớt bỏ toàn bộ phần bọt sữa khi những bọt sữa biến mất cũng đồng nghĩa với việc các chất độc đã được loại bỏ.

– Sữa sôi nên vẫn đun thêm 10 phút để loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại.

Đậu xanh

Cũng như sữa đậu nành, đậu xanh cũng chứa độc tố saponin. Và nếu không được nấu chín kĩ, chúng cũng sản sinh ra saponin, kích thích đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nấu chưa chín, đậu xanh còn có thêm lectin gây đông máu, nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày của cơ thể, ngộ độc thức ăn.

Cách chế biến đúng:

Ninh thật nhừ và chín đậu xanh hoàn toàn.

Củ sắn

Sắn tươi có chứa nhiều độc tố gentiopicroside. Vì thế nếu ăn sắn sống hoặc chưa nấu chín sẽ có các chất độc hại như glycosid, có khả năng gây ngộ độc.

Nguyên nhân vì chất này vào cơ thể sẽ kết hợp với enzyme gentiopicroside để tạo ra axít hydrocyanic sau khi thủy phân axit, cực độc với cơ thể.

Cách chế biến đúng:

– Bóc vỏ sắn trước khi luộc

– Ngâm với nước sạch để làm giảm bớt glycosides cyanogenic tan.

– Không nên ăn sắn vừa mới được đào lên.

– Luộc kĩ sắn trước khi ăn.

Dưa chua

Dưa chua có chứa độc tố nitrite dù được coi là thực phẩm rất đưa cơm. Khi hàm lượng nitrit vào cơ thể sẽ biến oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin, gây ra tình trạng thiếu oxy mô, đầu độc cơ thể.

Cách chế biến đúng:

– Ăn các loại rau tươi, hạn chế việc muối chua.

– Rửa sạch dưa muối bằng nước đun sôi trước khi ăn.

Khoai tây mọc mầm

Những củ khoai tây mọc mầm hay khoai tây có màu xanh có chứa độc tố solanine

Cách chế biến đúng:

– Lưu trữ khoai tây ở nơi khô mát để ngăn chặn mọc mầm

– Loại bỏ những củ khoai tây nảy mầm hoặc thịt có màu xanh đậm.

Nấm tươi

Nấm tươi là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có chứa độc tố morpholino có thể gây ra hiện tượng viêm da, dị ứng, một số người bị khó thở do phù thanh quản.

Cách chế biến đúng:

– Không nên ăn nấm lạ có màu sắc sặc sỡ.

Theo Người đưa tin

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ gây bệnh gan

Trong cơ thể, gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng liên quan đến hoạt…

1 day ago

Mối liên hệ giữa SIBO và bệnh trứng cá đỏ

Bạn có biết rằng có thể có mối liên hệ giữa tình trạng da mắc…

2 days ago

Vai trò của gan và giải pháp bảo vệ gan khoẻ mạnh

Trong cơ thể con người, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất đảm nhiệm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây khế điều trị bệnh

Các bộ phận của cây khế đều có những công dụng điều trị bệnh hiệu…

4 days ago

Wushu môn thể thao đẹp mắt và những lợi ích cho sức khoẻ

Wushu là môn võ kết hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền gồm Thiếu…

4 days ago

Bài thuốc chữa bệnh cực hay từ cây khế

Khế không chỉ là thực phẩm mà trong Đông y, cây khế còn được sử…

1 week ago