Categories: Mẹ và bé

5 bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con thường gặp

Để các bé yêu được sinh ra, lớn lên một cách khỏe mạnh, có được nền tảng phát triển toàn diện, vững chắc, bên cạnh các yếu tố khác thì việc phòng ngừa bệnh tật cho bé đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ khi bé được sinh ra mà ngay từ trong bào thai đặc biệt là cần phải có biện pháp triệt dưới sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa để phòng ngừa tối đa 5 bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con thường gặp dưới đây nhé.

Bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con

Bệnh tim dễ di truyền từ mẹ sang con

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con khá cao, khoảng 20% bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tim, đột quỵ có tiền sử mẹ bị đau tim, đau ở phần ngực do gây tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ,… Tuy nhiên đây lại là căn bệnh rất dễ phòng ngừa cho dù tiền sử có mẹ mắc bệnh tim bằng lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể dục và hít thở không khí trong lành, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều mỡ, nhiều muối, giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, hạn chế lo âu, căng thẳng stress một cách hiệu quả nhất nhé.

Ung thư vú là bệnh truyền từ mẹ sang con

Ngày nay tỷ lệ số bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú ngày càng cao, ngoài các nguyên nhân khác thì nguyên nhân di truyền từ mẹ sang con cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ung thư vú do di truyền sẽ thể hiện theo 2 hình thức sau:

– Mẹ mắc bệnh ung thư vú thì con gái cũng sẽ mắc bệnh ung thư vú, chủ yếu bệnh phát khi còn trẻ trước khi có biểu hiện tiền mãn kinh, phần lớn bị cả hai bên vú;

– Mẹ không mắc bệnh ung thư vú nhưng trong gia đình, họ hàng nhà ngoại có ít nhất 1-2 người mắc bệnh ung thư vú, thường phát bệnh một bên, tại thời điểm sau khi có biểu hiện tiền mãn kinh.

Do đó những bạn gái có tiền sử mẹ mắc bệnh ung thư vú hay gia đình nhà ngoại có người mắc bệnh ung thư vú cần thường xuyên tự kiểm tra 2 bên vú mỗi ngày để phát hiện bệnh sớm, khám bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, massage vú nhẹ nhàng, có lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt điều độ, không kết hôn sớm, đặc biệt tránh xa các thói quen gây hại tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc, uống rượu bia, thức đêm,…. để phòng ngừa bệnh ung thư vú một cách hiệu quả nhất nhé.

Bệnh ung thư phổi có tỷ lệ truyền từ mẹ sang con khá cao

Mẹ bị mắc bệnh ung thư phổi có nguy cơ sinh ra những đứa con mắc phải căn bệnh này chiếm đến 10%, đặc biệt đối với những bé trai, tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn từ 2-3 lần. Chính vì vậy người mẹ bị ung thư phổi cần thưởng xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tham khảo sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa để có thể phòng ngừa bệnh cho con một cách tốt nhất kết hợp với việc chăm chỉ tập luyện thể dục, hít thở không khí trong lành, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế chất béo, rượu, bia, thuốc lá, môi trường có khói thuốc, đồ uống có cồn, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên nhé. Đặc biệt, với những mẹ trên 30 tuổi thì nên chụp X-quang hàng năm để nắm được tình hình bệnh tật và có hướng điều trị tích cực nhất, biện pháp phòng ngừa khả năng di truyền từ mẹ sang con hiệu quả nhất nhé.

Bệnh béo phì di truyền từ mẹ sang con rất phổ biến

Điều này thể hiện rõ ở việc hầu như trọng lượng cơ thể người mẹ và trọng lượng thai nhi có một mối liên hệ hết sức mật thiết và theo nhiều thống kê thì tỷ lệ di truyền bệnh béo phì từ mẹ sang con chiếm đến 40%. Do đó tốt nhất bạn cần giảm cân và duy trì trọng lượng hợp lý trước khi có thai bởi không chỉ đây là bệnh di truyền từ mẹ sang con mà nó còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, bên cạnh đó bạn cần chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao trước và trong gia đoạn mang thai, hạn chế thức ăn có chứa chất ngọt, chất béo gây thừa cân, béo phì, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả nhé.

Bệnh tiểu đường loại II

Đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữa, đặc biệt là giai đoạn sau 40 tuổi. Nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con chiếm đến 40% và tỷ lệ này sẽ càng cao hơn nếu mẹ không thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Tốt nhất bạn nên chữa trị triệt để căn bệnh này và thực hiện việc phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách đều đặn, thường xuyên sau đó nhé, đặc biệt bạn cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế ăn những thực phẩm chứa chất béo, đường là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường, bệnh béo phì phổ biến nhất nhé.

Bên cạnh 5 bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con thường gặp trên đây thì còn có rất nhiều căn bệnh khác có thể di truyền từ mẹ sang con chiếm tỷ lệ hạn chế hơn nhưng bạn cần lưu ý như bệnh giang mai, bệnh loãng xương, bệnh trầm cảm hay chứng khó sinh nở, mãn kinh sớm,… tốt nhất bạn nên tiến hành khám sức khỏe tổng quát và hỏi ý kiến bác sỹ về tình hình bệnh tật của mình đối với việc mang thai để có biện pháp phòng ngừa cho bé tốt nhất nhé.

adminyhoc

Recent Posts

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

13 hours ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

17 hours ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

17 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

1 day ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

2 days ago