Categories: Dinh dưỡng

4 loại thực phẩm nên ăn sau khi bị nôn

Sau khi nôn, bạn nên ngậm đá lạnh, ăn vài miếng bánh quy, đồng thời tránh tiêu thụ trà, cà phê, đồ uống có ga và nước ép rau củ.

Theo The Health Site, buồn nôn và ói mửa là những vấn đề phổ biến bạn có thể phải đối mặt ngay cả khi không mang thai hay bị trào ngược axit.

Tiến sĩ Purnima Suhas Prabhu, bác sĩ tại bệnh viện PD Hinduja, Mumbai, Ấn Độ, cho biết nếu buồn nôn, nôn mửa sau chấn thương đầu hoặc đau bụng, bạn nên ngay lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn dễ gặp triệu chứng này do căng thẳng, lo lắng, một số loại thực phẩm dưới đây có thể làm dịu dạ dày và ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.

Đá lạnh

Tiến sĩ Purnima cho biết buồn nôn hoặc nôn do căng thẳng là tình trạng khá phổ biến ở học sinh trước mỗi kỳ thi vì khi lo lắng, cơ thể tạo ra nhiều axit hơn. Sau khi nôn, nhiều người thường uống nhiều nước. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống một lượng nước lớn ngay sau khi nôn vì có thể làm dạ dày nặng nề hơn. Thay vào đó, bạn nên ngậm 2-3 viên đá lạnh để ngăn ngừa ói mửa.

Bánh quy

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên ăn bánh quy lúc đói vào buổi sáng để ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa. Nếu dễ bị say tàu xe, bạn nên có một gói bánh quy trong túi mỗi khi đi xa.

Ngậm một vài viên đá lạnh trong miệng có thể ngăn ngừa cảm giác nôn nao. Ảnh:Thehealthsite.

Sữa chua hoặc sữa đông

Bạn có thể uống một ly sữa lạnh nhưng sữa chua là lựa chọn tốt hơn vì nó dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chỉ tiêu thụ sữa tươi không có hương vị. Chúng sẽ làm dịu dạ dày, giảm lượng axit tối đa.

Thực phẩm nên và không nên ăn

Một vài giờ sau khi nôn, điều tồi tệ nhất bạn làm cho cơ thể là tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều gia vị. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit, kích hoạt cảm giác buồn nôn. Bạn nên ăn thực phẩm nhạt như bánh mì.

Ngoài ra, sau khi nôn, bạn nên tránh tiêu thụ một số thực phẩm như:

– Rau sống hoặc nước ép rau củ: Ăn rau sống với hàm lượng chất xơ cao có thể gây kích ứng dạ dày vì chúng không dễ tiêu hóa. Điều này cũng tương tự như các loại nước ép rau củ.

– Trà hoặc cà phê: Caffeine là chất có thể làm tăng nồng độ axit, dẫn đến buồn nôn, ói mửa. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ cà phê hoặc trà, những thực phẩm chứa nhiều caffeine sau khi nôn.

– Đồ uống có ga: Tiêu thụ đồ uống có ga có thể dẫn đến đầy hơi, đồng thời chúng cũng chứa caffeine, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn thêm lần nữa sau khi tiêu thụ đồ uống này.

Phương Mai
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago