Chanh đào
Chanh đào ngâm mật ong là phương thuốc trị ho hiệu quả, để được lâu, dễ dùng cho cả người lớn và trẻ em. Mỗi gia đình nên có một lọ chanh đào vào mùa lạnh để có thể ngậm ngay mỗi khi bị ho.
Chanh đào hay chanh thường đều có tác dụng chữa bệnh. Vỏ và lá chanh có thể trị ho, cảm sốt,… Ruột chanh chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như A, C, B1, B2 giúp kháng viêm, tiêu độc, lợi tiểu, trị ho, khản tiếng.
Để ngâm chanh đào các bạn có thể làm như sau: Rửa sạch chanh với nước muối đã pha loãng. Sau đó, vớt ra, để thật khô. Chanh đào thái miếng, xếp lớp gọn gàng vào lọ, rải đường phèn lên rồi đổ thêm mật ong. Tiếp tục lấy nén chanh đào xuống dưới đáy lọ, không được để nổi lên mặt lọ, tránh mốc. Sau 3 tháng sẽ dùng được.
Chanh đào có thể để lâu ở điều kiện nhiệt độ thường, có vị ngọt dễ dùng, không gắt. Khi bảo quản chanh đào, không nên cho trong tủ lạnh, để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Chanh đào ngâmđược nhiều gia đình dùng để trị ho.
Quất hấp mật ong
Quất và mật ong là hai nguyên liệu rất phổ biến trong gian bếp người Việt. Quất có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp thông phổi, tiêu đờm, trị ho cảm, giảm cholesteron, tốt cho người cao huyết áp.
Để làm quất hấp mật ong, các bạn làm theo các bước sau: Rửa sạch quất, để khô. Cắt đôi quả quất, tách bỏ hạt, thái lát mỏng cho vào bát. Sau đó, các bạn cho thêm mật ong, trộn đều rồi đem hấp cách thủy từ 10 – 15 phút là được. Quất sau khi hấp có dạng nhuyễn, cùng với mật ong tạo thành hỗn hợp sánh như siro. Người bị ho mỗi ngày ngậm1 hoặc2 thìa café quất hấp mật ong sẽ giảm viêm họng, khản tiếng, long đờm của chứng ho. Bảo quản trong điều kiện thường.
Tuy nhiên, khi dùng quất hấp mật ong không nên uống sữa,sẽ dễ gây đầy bụng khó tiêu do axit trong quất tiếp xúc với protein trong sữa gây đông tụ. Ngoài ra, có thể hấp tỏi, hấp lá hẹ với mật ong cũng mang lại tác dụng tương tự.
Quất hấp mật ong có khả năng long đờm, thông phổi, trị ho.
Lá hẹ hấp đường phèn
Lá hẹ là một thực phẩm lành tính, dễ dùng, trong khi đó, đường phèn là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho. Việc kết hợp hai vị thuốc có tác dụng trị ho nhanh, hiệu quả, dễ uống ngay cả với các em bé.
Lá hẹ rửa rạch, để khô, thái nhỏ cho vào bát trộn với đường phèn vừa đủ. Sau đó, các bạn mang hỗn hợp hấp cách thủy khoảng 10 – 15 phút, chắt lấy nước, loại bỏ lá. Nước lá hẹ hấp đường phèn có thể uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa café sẽ giúp trị ho nhanh.
Ngoài lá hẹ, các bạn có thể dùng quất, tỏi, cánh hoa hồng trắng hấp với đường phèn đều có tác dụng trị ho nhanh. Hấp đường phèn thường có vị ngọt lịm, dễ uống. Đặc biệt lá hẹ hấp đường phèn có thể dùng cho cả trẻ em do đặc tính lành của lá hẹ. Khi uống nước lá hẹ hấp đường phèn không cần ngậm.
Mỗi ngày dùng 2- 3 thìa lá hẹ hấp đường phèn giúp giải ho tốt.
Dùng nước vo gạo kết hợp với nước rau diếp cá
Rau diếp cá là loại thực vật có vị tanh nên ít được sử dụng trong các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, rau diếp cá có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, không tốt. Tuy nhiên, rau diếp cá có khả năng nâng cao sức đề kháng, rất phù hợp với những người bị ho gió, ho cảm cúm.
Muốn làm hết vị tanh của rau diếp cá, các bạn đun sôi rau diếp cá trong nước vo gạo. Sau đó, với rau diếp cá, chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, sau ăn khoảng 1 giờ đồng hồ sẽ nhanh chóng giải ho.
Rau diếp cá đun sôi với nước vo gạo có thể trị ho tốt.
Ngoài ra, cũng có một số loài cây có thể được dùng chữa ho hữu hiệu như: Vỏ cam nướng, tỏi, gừng,… Hầu hết đều đun với nước hoặc mật ong trong thời gian 10 – 15 phút rồi uống sẽ giúp người bị ho thông phổi, long đờm.
Đông Anh (Tổng hợp)
(Theo Congluan)
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…