4 biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài

Trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón kéo dài do việc điều trị không đúng cách. Cùng với đó là những hậu quả nặng nề như trĩ, sa búi trực tràng, rách hậu môn, vv.

Táo bón kéo dài thường đồng nghĩa với táo bón chức năng ở trẻ em, chiếm tới 95% các trường hợp trẻ bị táo bón. Các mẹ Việt dường như chưa nhận thức được vấn đề này. Do đó, việc điều trị táo bón cho trẻ còn lúng túng và không hiệu quả. Kết quả, táo bón ở trẻ trở thành táo bón kéo dài (táo bón mạn tính). Nguy hiểm hơn, các biến chứng nặng nề bắt đầu xuất hiện mà mẹ không lường trước được.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa táo bón là tình trạng trẻ đi cầu ít hơn 3 lần/tuần. Trẻ có tình trạng táo bón thường đi kèm với một số biểu hiện: Phân khô cứng, có thể nhỏ (phân dê) hoặc to như phân người lớn nhưng đều rất khó đi. Khi trẻ bị táo bón, trẻ có thể bị đau bụng, đầy bụng, đôi khi lẫn máu với nhầy trong phân.

Trong các trường hợp táo bón, có đến 95% là táo bón chức năng, mà nguyên nhân chính do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, có rất nguyên nhân khiến tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nghiêm trọng như:

+ Chế độ ăn thiếu chất xơ

+ Cung  cấp chưa đủ nước

+ Nhịn đi cầu

+ Dị ứng sữa bò

+ Sử dụng một số các loại thuốc

+ Tiền sử gia đình

Rất nhiều các tác nhân xung quanh khiến cho trẻ bị táo bón chức năng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, táo bón chức năng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Thực tế hiện nay, cha mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên của táo bón ở trẻ. Việc điều trị tại nhà không đầy đủ khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng và táo bón kéo dài.

Trẻ bị táo bón kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề mẹ không ngờ đến

Bệnh trĩ

Trĩ là bệnh mà các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn, sung và xung huyết.  Áp suất từ phân bị ứ đọng trong trực tràng ngăn cản dòng máu chảy ra từ tĩnh mạch hậu môn và trực tràng làm cho chúng trở nên dị thường. Khi trẻ rặn mạnh và căng thẳng khi không thể đi cầu làm tăng áp lực bụng, làm giãn tĩnh mạch và đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường trong mô, tạo. Kết quả trẻ có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Theo Viện các bác sĩ gia đình Mỹ, bệnh trĩ nội thường không gây đau nhưng có thể chảy máu rất nhiều. Bệnh trĩ ngoài gây ra đau, ngứa và nhạy cảm cực độ.

Các vết nứt hậu môn

Táo bón kéo dài có thể tạo ra các vết nứt trên da xung quanh hậu môn, được gọi là các vết nứt hậu môn. Khi phân cứng và to dài va chạm với cơ vòng hậu môn tạo ra các vết nứt. Điều này khiến trẻ bị đau, ngứa và có thể có máu tươi lẫn trong phân hoặc trên đồ lót của trẻ. Trong nhiều trường hợp, các vết nứt bị nhiễm trùng dẫn tới viêm nhiễm, tạo mủ (hay còn gọi là áp xe). Các vết nứt chỉ có thể tự lành lại nếu điều  trị triệt để táo bón

Trĩ trực tràng (sa búi trực tràng)

Chứng xuất huyết trực tràng xảy ra do sự tích tụ lâu ngày của một lượng lớn phân tại trực tràng. Các cơ tại trực tràng mất khả năng đàn hồi về kích thước cũ sau khi phân bị loại bỏ. Kết quả, các mô lỏng lẻo rơi ra khỏi cơ thể, nhô ra ngoài hậu môn tạo một khối nhó hồng và căng bóng. Người bị trĩ trực tràng thường bị rò rỉ một lượng nhỏ chất nhầy, cảm giác thoa, ngứa, đau, thậm chí là chảy máu mỗi lần đi cầu. Đối với loại chấn thương trực tràng này đòi hỏi phải phẫu thuật sửa chữa.

Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn

Nhiễm nấm và vi khuẩn xảy ra do sự các vết rách hậu môn tiếp xúc với phân hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Khi trẻ bị táo bón, phân khô cứng và gồ ghề làm tăng ma sát với thành hậu môn gây rách hậu môn. Trực tràng, hậu môn là khu vực tích tụ của nhiều loại vi khuẩn vi nấm, khi gặp điều kiện thuận lợi như rách thành hậu môn rất dễ gây ra nhiễm khuẩn và nấm khiến trẻ bị ngứa, khó chịu. Để giải quyết những trường hợp này, cần thiết phải điều  trị táo bón kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ để điều trị

Để những biến chứng không xảy ra với trẻ, bố mẹ cần điều  trị ngay cho trẻ theo một liệu trình khoa học và kéo dài. Kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, sử dụng các chế phẩm chống táo bón rất phù hợp với táo bón chức năng trẻ nhỏ.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

10 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

10 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago