Categories: Dinh dưỡng

3 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng hễ hâm nóng sẽ thành “chất độc”

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng bình thường như hâm nóng cơm nguội, sử dụng lại dầu thừa hóa ra lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai hại.

Thức ăn thừa tất nhiên không còn hương vị thơm ngon như thức ăn vừa chế biến, nhưng chúng lại tiện lợi và phù hợp với những ai bận rộn, quỹ thời gian hạn hẹp. Bạn chỉ mất vài phút hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng rồi thưởng thức. Tuy nhiên, ăn nhiều thức ăn hâm nóng lại tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Theo Cục An toàn Thực phẩm, bí quyết ăn uống khoa học, tránh bị ngộ độc bao gồm các yếu tố: sơ chế sạch, cấp đông, nấu chín, bảo quản theo quy chuẩn. Nên nấu chín thực phẩm, đặc biệt là thịt, như vậy các vi khuẩn có hại mới bị tiêu diệt và không xâm nhập vào cơ thể con người. Ngoài ra không bao giờ hâm nóng món ăn nhiều hơn một lần. Đặc biệt 3 loại thực phẩm sau, không  bao giờ nên hâm nóng lại, nếu không nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh là rất cao.

Cơm

Nếu cơm thừa còn lại không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, các vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển. Do đó dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và ói mửa. Những vi khuẩn này thậm chí có thể sống sót ở nhiệt độ sôi. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là nên ăn hết cơm trong bữa, không để thừa lại, không để qua đêm. Nếu cơm thừa, nên bảo quản trong tủ lạnh ngay lập tức, không để ở nhiệt độ phòng quá 1 giờ.

Dầu thực vật

Đun nấu thức ăn với loại dầu thừa này làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và ung thư. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc hâm nóng các loại dầu không bão hòa nhiều lần với axit linoleic như hạt cải, ngô, đậu tương, dầu hướng dương, có thể sinh ra độc tố dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Chính xác hơn, chất độc này được gọi là 4-hydroxy-trans-2-nonenal.

Rất nhiều nghiên cứu chứng minh nó có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh gan, ung thư và bệnh Alzheimer. Phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, Jeannie Moloo, tuyên bố rằng hâm nóng liên tục dầu thực vật có thể giải phóng các độc tố nêu trên. Bà nói thêm rằng dầu ăn chỉ nên sử dụng một lần, không hâm nóng lại lần thứ hai.

Rau

Hâm nóng lại rau cũng là điều không nên làm. Rau khi hâm nóng lại tăng độc tố, gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn lại rau, nên cấp đông ngay lập tức. Nhiều loại rau như rau bina, cần tây, rau diếp, và củ cải đường chứa nhiều nitrat.

Nitrat không gây hại, nhưng khi rau bảo quản ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sinh sôi, kết hợp với nitrat và sinh ra độc tố. Việc tiêu thụ nitrat có thể gây hại cho con người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì nó có thể dẫn đến rối loạn máu gọi là methemoglobinemia, gây ra triệu chứng đau đầu, khó thở, co giật, và mệt mỏi.

Việt Hà

(Theo HT)

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago