Dựa trên lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn tâm lý và các nghiên cứu hàng thập kỷ, dưới đây là một bảng hỏi để xác định vợ chồng bạn thực sự có gắn bó được với nhau đến đầu bạc răng long hay không, theo Itsgoodtotalk :
1. Nếu mãi mãi phải lặp lại cuộc sống vợ chồng như 6 tháng gần đây nhất, bạn cảm thấy thế nào?
Nếu câu trả lời là “Thế thà chết còn hơn” thì không phải dấu hiệu tốt. Không mối quan hệ nào luôn hạnh phúc, vì vậy nếu bạn vừa trải qua 6 tháng khó khăn, hãy nghĩ về 6 tháng trước đó. Mặc dầu vậy, câu trả lời lý tưởng nhất là “tôi thấy tuyệt”.
2. Nếu biết mình “yêu” ngoài luồng mà chắc chắn không bị phát hiện, bạn có làm không?
Hoàn toàn bình thường nếu ngay lập tức nghĩ: “”chuyện ấy với người mới sẽ thật tuyệt” khi bạn đã kết hôn lâu. Nhưng sau đó nên là: “Nếu tôi làm như vậy, tôi sẽ chẳng thể nhìn mặt vợ/chồng nữa”.
3. Có thể bạn yêu vợ/chồng mình nhưng bạn có thực sự thích họ?
Thích một người nghĩa là thích tính cách, ngưỡng mộ và tôn trọng họ, muốn dành thời gian ở bên họ. Nếu bạn không thích “nửa kia”, hôn nhân có vẻ khó bền.
4. Bạn có thực sự hiểu mong muốn về “chuyện ấy” của vợ/chồng?
Tất cả chúng ta đều có những ý thích lạ lùng không dám chia sẻ với ai. Nhưng nếu vợ chồng hạnh phúc, khi phải miêu tả về điều bạn thích và không thích trên giường, họ vẫn có thể vẽ ra bức tranh toàn cảnh đúng.
5. Vợ chồng bạn có hài lòng về đời sống tình dục của mình?
Không phải là hai bạn làm “chuyện ấy” thường xuyên hay không mà là có thỏa mãn hay không. Một số đôi có ham muốn thấp và ít quan tâm đến “chuyện ấy” nhưng mối quan hệ của họ vẫn tốt. Chỉ cần đừng coi sex là trò cấm vận hay một người phàn nàn là vợ/chồng hoàn toàn không có ham muốn gì thì hôn nhân vẫn ổn.
6. Nếu được chọn lại, bạn có cưới vợ/chồng mình không?
Nếu biết những thói quen kỳ quặc, cách họ ngủ hay thức dậy, cách cư xử khi mệt mỏi, bực bội của bạn đời – bạn có lấy họ? Nếu câu trả lời là có, bạn đang có một mối quan hệ tốt.
7. Bạn có nghĩ về vợ/chồng mình nhiều khi không ở bên họ?
Nghiên cứu cho thấy bạn càng nghĩ về “nửa kia” nhiều khi xa cách, bạn càng yêu họ.
8. Bạn có thật sự mừng cho vợ/chồng khi họ đạt được thành tựu?
Nếu chồng vừa được thăng chức, phản ứng tích cực là: “Thật tuyệt, vậy là mọi nỗ lực của anh đã có thành quả. Em rất tự hào về anh”, hay một nụ cười ấm áp hoặc một cái ôm và nói: “Thật là một tin tuyệt vời”.
Phản ứng tệ hơn là: cảm thấy ghen tỵ, chỉ trích: “Tuyệt. Vậy có nghĩa là anh sẽ ít ở nhà với vợ con hơn” hay so sánh: “Thực ư? Sếp em vừa khen em khá nhất đội đấy”.
9. Hai bạn có cãi nhau?
Nếu hai bạn không cãi nhau chút nào thì có nghĩa là một người quá sợ va chạm, hay sợ mất người kia. Tỷ lệ cãi nhau là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ có tốt và cả hai có cảm thấy thoải mái nói lên ý kiến của mình hay không.
11. Hai bạn có nhanh làm lành sau cãi vã?
Cả ngày buồn bã, cảm thấy ngầm giận dữ hay ấm ức, bắt vợ/chồng phải trả giá về việc họ đã làm… đều khiến bạn tổn thương và phá hoại mối quan hệ.
11. Hai bạn có thể hiện sự thân mật?
Ôm, hôn, nắm tay, âu yếm, thể hiện tình cảm với vợ/chồng mình ở nơi công cộng và các đụng chạm cơ thể – là một chỉ báo quan trọng về sự gắn kết giữa hai người.
12. Bạn có đặt tình cảm vợ chồng lên trên hết?
Chắc chắn có một số điều khác đôi khi cần được ưu tiên (công việc, bố mẹ đau ốm hay con cái, bạn bè đang gặp khó khăn) nhưng với các đôi hạnh phúc, mối quan hệ vợ chồng vẫn được đặt lên hàng đầu.
13. Số thời gian vui vẻ so với thời gian chán, giận nhau của hai bạn thế nào?
Tỷ lệ tốt nhất, theo chuyên gia về mối quan hệ của Mỹ, John Gottman, là 5:1, nghĩa là bạn cần có 5 lần vui vẻ cho mỗi lần cáu giận.
14. Bạn có bảo vệ vợ/chồng mình ở nơi công cộng?
Nếu vợ chồng bạn hạnh phúc, bản năng tự nhiên của bạn sẽ là chống lại những lời chỉ trích về bạn đời.
15. Hai bạn có dễ dàng nói lời xin lỗi nhau?
Không gì xoa dịu một tình huống nhanh hơn lời xin lỗi, ngay cả khi bạn nghĩ đó không phải lỗi của mình. Chỉ vào mặt nhau để buộc tội chỉ khiến hai người dễ dẫn nhau ra tòa.
16. Bạn muốn mình là người đúng hay mình là người hạnh phúc?
Trong một mối quan hệ tốt, cả hai sẽ làm mọi thứ để vợ/chồng không cảm thấy phiền muộn thay vì cạnh tranh với nhau. Cố bảo thủ giữ ý kiến của mình và quyết không thay đổi chẳng tốt cho ai cả.
17. Nếu vợ/chồng bạn khó chịu, bạn có lập tức lo rằng đó là lỗi của mình?
Một đêm mất ngủ, uống quá nhiều rượu, áp lực công việc, lo lắng cho bố mẹ, cãi nhau với bạn bè – đều ảnh hưởng tới tâm trạng của chúng ta. Nếu bạn không nghĩ người kia khó chịu vì mình thì đó là dấu hiệu tốt.
18. Bạn có mong đợi vợ/chồng đáp ứng tất cả những nhu cầu của mình?
Dù tuyệt vời tới đâu, không ai có thể thỏa mãn hết mọi nhu cầu của chúng ta. Các đôi hạnh phúc nhận ra điều này và có những nguồn khích lệ khác ngoài bạn đời như bạn bè, các sở thích, gia đình, công việc.
19. Bạn có thường xuyên kiểm tra nhưng vẫn dành một khoảng tự do cho bạn đời?
Có quá nhiều không gian riêng khi đã lập gia đình là không tốt, tuy vậy, gọi cho nhau hằng giờ, hằng phút để làm người kia yên tâm cũng không tạo nên tình yêu lâu bền.
20. Hai bạn có gọi nhau bằng tên thân mật?
Nhiều người có thể nghĩ là hơi sến nhưng nghiên cứu cho thấy những đôi gọi nhau bằng các nickname và có nhiều câu chuyện cười riêng tư thường có tình cảm gắn bó hơn các đôi khác.
21. Cả hai bạn có cố gắng để hòa hợp với gia đình người kia?
Nếu bạn không thích nhà chồng ra mặt, bạn có thể khiến cuộc sống lứa đôi trở nên khó thở. Còn khi bạn thể hiện sự chân thành, ấm áp và tôn trọng, rõ ràng sẽ dễ ghi điểm với bạn đời hơn.
Nguồn: VnExpress
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…