Báo cáo nhanh của Bộ Y tế trong đợt nghỉ Tết (từ ngày 26/1 đến ngày 1/2), số bệnh nhân bị thương do pháo nổ tiếp tục tăng. Ngành y tế ghi nhận cả nước có 150 người vào viện do bị thương bởi pháo nổ (chưa loại trừ số trùng lặp do chuyển viện), không có tử vong. Cao nhất là mùng 1 Tết có 80 người bị thương, mùng 2 Tết 41 ca, mùng 3 Tết là 8 bệnh nhân, mùng 5 Tết có 5 người vào viện do pháo. Ngoài ra cũng có 31 trường hợp nhập viện do chất nổ.
Từ năm 1995, Việt Nam cấm đốt pháo nhưng hầu như năm nào cũng có tiếng pháo nổ. Những tai nạn thương tâm vì pháo trong dịp Tết vẫn xuất hiện và có chiều hướng gia tăng. Trong 9 ngày nghỉ Tết năm 2016, cả nước ghi nhận 86 ca tai nạn do pháo nổ, Tết 2015 là 55, Tết năm 2014 chỉ có 34 ca.
Xác pháo đỏ ở thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn, Hà Tĩnh) sáng mùng 1 Tết. Ảnh: Đức Hùng.
6 ngày nghỉ Tết, cả nước có gần 180.000 người vào viện khám, cấp cứu; trong đó gần 36.000 trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông. 160 người tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện), giảm 64 ca so với Tết năm 2016.
Phương Trang
Nguồn: VnExpress
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…