Categories: Tin tức

12 siêu khuẩn nguy hiểm nhất thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê 12 loại siêu khuẩn kháng thuốc gây hàng loạt bệnh từ tiêu chảy đến viêm phổi cần ưu tiên tìm phương pháp chữa trị.

Dưới đây là danh sách 12 loại vi khuẩn chia thành 3 nhóm xếp theo mức độ nguy hiểm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 27/2.

Nhóm 1: Đặc biệt nguy hiểm

Acinetobacter baumannii, kháng carbapenem: Thường tấn công hệ thống nội tạng chứa nhiều chất lỏng và gây ra các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu.

Pseudomonas aeruginosa, kháng carbapenem: Gây ra một loạt triệu chứng và bệnh tật như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng mắt.

Enterobacteriaceae, kháng carbapenem và cephalosporin thế hệ 3: Gây ra 50% ca nhiễm khuẩn cần nhập viện mỗi năm như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu.

Theo Medical Daily, vi khuẩn trong nhóm này là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người bởi chúng kháng nhiều loại thuốc. Đặc biệt, chúng chống lại carbapenem vốn đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị vi khuẩn kháng thuốc.

Như vậy, không có cách nào để điều trị bệnh do vi khuẩn thuộc nhóm 1 gây ra. Chúng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

Ảnh: Medical Daily.

Nhóm 2: Mức nguy hiểm cao

Enterococcus faecium, kháng vancomycin: Gây nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Staphylococcus aureus, kháng methicillin: Chịu trách nhiệm về các bệnh dạ dày hay thường gọi là ngộ độc thực phẩm.

Helicobacter pylori, kháng clarithromycin: Thường ảnh hưởng dạ dày và có thể dẫn đến loét, viêm dạ dày.

Campylobacter, kháng fluoroquinolone: Gây ra một số bệnh dạ dày và tiêu hóa như tiêu chảy, co thắt, đau bụng.

Salmonella spp., kháng fluoroquinolone: Kéo đến các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, đau bụng.

Neisseria gonorrhoeae, kháng cephalosporin thế hệ thứ 3 và fluoroquinolone: Nguyên nhân nhiễm trùng hệ thống sinh sản và dễ dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị. Có thể gây nhiễm trùng mắt.

Nhóm 3: Mức nguy hiểm vừa

Streptococcus pneumoniae, không nhạy cảm với penicillin: Gây ra hàng loạt bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm xoang.

Haemophilus influenzae, kháng ampicillin: Chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dẫn đến nhiều chứng bệnh từ nhiễm trùng tai đến nhiễm trùng máu.

Shigella spp., kháng fluoroquinolone: Gây các bệnh đường ruột đặc trưng bởi triệu chứng tiêu chảy ra máu.

Hiện tại vẫn còn cách để điều trị vi khuẩn nhóm 2 và nhóm 3 nhưng cùng với khả năng biến đổi ngày càng cao, việc chúng kháng toàn bộ thuốc chỉ là vấn đề thời gian.

Liệt kê danh sách trên, WHO hy vọng thúc đẩy chính phủ cùng các công ty dược phẩm phối hợp cùng nhau phát triển các loại thuốc mới nhằm bảo vệ con người trước những loại siêu khuẩn đáng gờm.

Minh Nguyên

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường

Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…

12 mins ago

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

6 hours ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 week ago