Categories: Nuôi dạy trẻ

10 điều cha mẹ cần làm để có đứa con mạnh mẽ

Lúc trẻ mắc sai lầm hay thất bại, cha mẹ mà mắng phủ đầu sẽ chỉ tạo ra đứa trẻ thiếu tự tin.

Theo nhà tâm lý học Carl Pickhardt, tác giả của 15 cuốn sách dạy cách làm cha mẹ thì một đứa trẻ thiếu tự tin sẽ không dám thử những điều mới mẻ hay thách thức vì chúng sợ thất bại hoặc làm người khác thất vọng. Tâm lý này có thể kìm hãm khả năng cũng như sự thành công của chúng trong tương lai.

“Kẻ thù của sự tự ti là nỗi sợ và sự thiếu khuyến khích” ông nói. Vì thế, làm cha mẹ tức là bạn có nhiệm vụ phải khuyến khích và hỗ trợ con cái khi chúng muốn thử sức tìm cách giải quyết những việc khó khăn. Dưới đây là 10 bí quyết để nuôi dạy một đứa trẻ tự tin. 

1. Đánh giá cao nỗ lực dù trẻ thành công hay thất bại

Trong việc nuôi dạy một đứa trẻ, bạn hãy thấm nhuần quan điểm là hành trình quan trọng hơn đích đến. Vì vậy dù con bạn có thể ghi được bàn thắng cho đội bóng hay chẳng may sút ra ngoài, vẫn cứ vỗ tay cổ vũ con.

Trên chặng đường phấn đấu lâu dài, sự nỗ lực hết mình sẽ góp phần xây dựng lòng tự tin. Một đứa trẻ nỗ lực hết mình sẽ không có gì đáng xấu hổ khi chẳng may có lần nó thất bại.

Ảnh: Mylifeandkids.

2. Cởi mở với những trải nghiệm mới

Cho con cái tiếp xúc và trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin khi đối mặt với thế giới rộng lớn. Khi vượt qua được nỗi sợ và khó khăn, chúng sẽ có tự tin ngày càng lớn để vượt qua chông gai lớn hơn.

Thêm vào đó, bạn hãy khuyến khích con làm mọi điều chúng thấy hứng thú nhưng đừng gây quá nhiều áp lực. Harmony Shu, một thần đồng piano, từng chia sẻ rằng cô đã bắt đầu tập đàn từ khi còn là cô bé 3 tuổi. Sự chăm chỉ là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công hiện tại. “Việc rèn luyện sẽ làm tăng lòng tin rằng trẻ có thể tiến bộ hơn”, Pickhardt giải thích.

3. Hãy để trẻ tự giải quyết những vấn đề của bản thân

Nếu bạn thay con làm nhiều việc mà đáng lẽ ở tuổi của con đã có thể làm thì chúng sẽ không bao giờ phát triển được khả năng hay sự tự tin để tự mình giải quyết các vấn đề. Tốt hơn là hãy để con bạn nhận vài điểm không tốt thay vì toàn điểm tốt, miễn là chúng đang thực sự học được cách giải quyết sau sự cố mình gây ra.

4. Hãy để trẻ sống đúng với lứa tuổi của mình

Đừng kỳ vọng trẻ sẽ hành động được như người lớn. Pickhardt nói: “Cha mẹ luôn muốn con phải làm tốt được như mình, đó là kỳ vọng phi thực tế và sẽ không khuyến khích được chúng nỗ lực, làm giảm sự tự tin của trẻ”.

Ảnh: Kidspot.

5. Khuyến khích trẻ tò mò

Đôi khi những câu hỏi bất tận của trẻ sẽ làm cha mẹ mệt mỏi, nhưng hành động đó cần được khuyến khích. Nhà nghiên cứu Paul Harris của Đại học Harvard cho rằng những câu hỏi là một bài tập hữu ích cho sự phát triển của trẻ, bởi chứng tỏ chúng nhận ra “kiến thức là mênh mông, sự hiểu biết chỉ là hữu hạn”.

Tờ Guardian cũng thống kê được, những trẻ sống trong các gia đình khuyến khích chúng đặt câu hỏi sẽ có kết quả học tập cao hơn bạn bè cùng lớp, bởi chúng đã học được cách thu thập thông tin từ cha mẹ và áp dụng điều đó khi nghe giáo viên giảng. Nói cách khác, chúng biết cách học tốt hơn và nhanh hơn.

6. Tránh tạo đường tắt hay ngoại lệ với con cái

Pickhardt cho biết việc được đối xử đặc biệt có thể dẫn đến sự thiếu tự tin. Vì thế không tạo đường tắt, không chiếu cố, hay ngoại lệ với con. Có một lần sẽ có lần hai. Bạn không biết được sự ưu ái này thực ra lại nguy hại nghiêm trọng đến sự tự tin của trẻ.

7. Không bao giờ chỉ trích thành quả của con

Sẽ không có gì kìm hãm trẻ nhiều hơn là việc chỉ trích những nỗ lực của chúng. Nếu con bạn sợ thất bại vì không muốn bạn tức giận hay thất vọng, chúng sẽ chẳng bao giờ dám thử những điều mới mẻ. “Thường thì những lời chỉ trích của cha mẹ làm giảm cách trẻ tự xác định giá trị của mình, cũng như động lực của chúng,” Pickhardt chia sẻ.

8. Hãy coi những sai lầm là kinh nghiệm để học hỏi

“Học hỏi từ sai lầm tạo nên sự tự tin,” Pickhardt nói. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi những bậc cha mẹ coi sai lầm là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Điều quan trọng là phải nhắc nhở con cái rằng mọi con đường đến với thành công đều không thiếu thất bại.

9. Dạy cho trẻ những gì bạn biết

Cha mẹ là anh hùng của con bạn – ít nhất là cho đến khi chúng đến tuổi thiếu niên. Hãy dùng sức mạnh đó để dạy trẻ những gì bạn biết. Nhìn thấy bố mẹ đã nỗ lực để thành công, trẻ cũng muốn noi gương làm điều tương tự.

10. Hãy quyền uy nhưng đừng quá lạm dụng hay nghiêm khắc

Khi cha mẹ quá nghiêm khắc hay đòi hỏi cũng làm giảm sự tự tin của trẻ. “Sự phụ thuộc vào việc bị nói phải làm điều này điều kia sẽ ngăn trẻ hành động táo bạo,” Pickhardt cho biết.

Bảo Nhiên 

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago