Ngày hôm qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho biết họ vừa phát hiện thêm một trường hợp nhiễm Ebola mới tại Sierra Leone, điều này khiến lời cảnh báo về việc nguy cơ tái bùng phát virus này tại các quốc gia Tây Phi là hoàn toàn có cơ sở. Oái ăm ở chỗ là WHO từng tuyên bố dịch Ebola đã chấm dứt trước đó ít ngày, mặc dù họ cũng đã lên tiếng về nguy cơ tái bùng phát dịch tại một số nơi nhất định.
Cụ thể, WHO cho biết một phụ nữ 22 tuổi tại khu vực gần biên giới giữa Guinea và Sierra Leone đã tử vong sau khi các chuyên gia y tế xác nhận cô đã bị nhiễm Ebola. Ngay sau đó, chính quyền Sierra Leone ra lệnh cách ly 109 người từng tiếp xúc với nạn nhân trước khi cô qua đời. Trong số đó có 28 người “có nguy cơ mắc bệnh cao”. Một trung tâm phản ứng nhanh với sự hợp tác của WHO và chính quyền Sierra Leone được thành lập nhận nhiệm vụ phối hợp với chính quyền địa phương trong việc kiểm soát tình hình dịch đề phòng có nguy cơ bùng phát mới.
Các chuyên gia của WHO đang khẩn trương điều tra để xác định danh tính những cá nhân đã tiếp xúc với người bệnh, từ đó đưa ra biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ông Bruce Aylward, Đại diện đội ngũ y tế phản ứng nhanh về vấn đề Ebola của WHO, cho biết: “Chúng tôi đang ở trong gia đoạn kịch kỳ căng thẳng vì sua khi những bệnh nhân được cho là đã qua khỏi rời lều bệnh thì một loại những người khác bị nghi nhiễm Ebola lại tiếp tục đi vào. Hiện tại, tôi và các đồng nghiệp đã bắt đầu suy tính đến kế hoạch đối phó đề phòng dịch tái bùng phát”.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, dịch bệnh đã khiến hơn 11.300 người thiệt mạng trong tổng số hơn 30.000 người mắc phải. Vào giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, thi thể những người chết vì nhiễm virus Ebola thậm chí còn nằm la liệt trên các đường phố và thị trấn ở ba quốc gia Tây Phi. Hệ quả là hơn 12.000 trẻ em rơi vào cảnh không có người chăm sóc, thậm chí có tới 3000 em mất cả bố lẫn mẹ vì Ebola.
Trước đó, WHO đã tuyên bố đại dịch Ebola đã chấm dứt sau khi một loạt ca nhiễm bệnh mới tại Liberia đã bị chặn đứng, đánh dấu thời điểm lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát 2 năm trước tại Guinea, Liberia và Sierra Leone, không có ca nhiễm mới nào trong ít nhất 42 ngày. Mặc dù vậy, các chuyên gia WHO vẫn không quên cảnh báo mọi người cần hết sức cảnh giác trước nguy cơ bùng phát trở lại của dịch bệnh chết người này.
Tham khảo ScienceAlert
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…